3- LUẬT HÔN NHÂN - A-ĐAM E-VÀ

18 Tháng Giêng 20167:30 SA(Xem: 21560)
3- LUẬT HÔN NHÂN - A-ĐAM E-VÀ
                                                        


                                                       3- LUẬT HÔN NHÂN - A-ĐAM  E-VÀ

     Cũng như phần đầu của sách Sáng Thế, đoạn Kinh Thánh đầy thi vị mộng mơ này ẩn chứa những công việc vô cùng trọng đại của Thiên Chúa:  
     St 2, 4b-6: "Ngày ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa làm ra đất và trời. Chưa có bụi cây ngoài đồng nào trên mặt đất, chưa có đám cỏ ngoài đồng nào mọc lên, vì ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa chưa cho mưa xuống đất và không có người để canh tác đất đai. Nhưng có một dòng nước từ đất trào lên và tưới khắp mặt đất.":
     "Chưa có bụi cây", "chưa có đám cỏ" là chưa có công việc gì trên trần thế được thực hiện,  "Thiên Chúa chưa cho mưa xuống đất" là chưa có sự sống, và "Không có người để CANH TÁC đất đai" là chưa đau khổ, bệnh tật, chết chóc.
     "Nhưng có một dòng nước từ đất trào lên và tưới khắp mặt đất": Thiên Chúa tạo dựng sự sống.
     St 2, 7a: "ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người ": Câu này nếu không hiểu cặn kẽ thì dễ có ý tưởng đây là câu chuyện hoang đường, nhưng ý Kinh Thánh là: Thiên Chúa tạo dựng THÂN XÁC chúng ta bằng VẬT CHẤT. Và St 2, 7b :" Thổi  SINH KHÍ vào lỗ mũi" là tạo dựng một LINH HỒN, hoặc nói đúng hơn là dùng chính THỊT MÁU Chúa sinh ra một LINH HỒN để kết hợp với thân xác bằng vật chất đó. Còn St 2, 7c: "Và con người trở nên MỘT SINH VẬT.":  SINH VẬT là con vật có sinh khí, có linh hồn. Đây là câu Kinh Thánh căn bản xác định CON NGƯỜI CÓ LINH HỒN.
     Và chúng ta hiểu CON NGƯỜI tức là A-ĐAM đó là tổ phụ của toàn nhân loại cũng chưa đúng, vì như chúng ta đã biết nhân loại đã hiện hữu hàng triệu năm, và người dễ tin nhất cũng khó tin rằng cả thế gian này lại chỉ có một cặp vợ chồng sinh ra, cho nên phải hiểu ý Kinh Thánh: A-đam , E-và là nhân loại, A-đam là mỗi người đàn ông chúng ta. E-và là mỗi người đàn bà chúng ta. Và những đoạn sau đây thì A-đam là mỗi người chồng, E-và là mỗi người vợ.
     St 2, 8: "Rồi ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Ê-đen, về phía đông, và đặt vào đó con người do chính mình nặn ra.": "Vườn cây" là những việc làm, Ê-đen là sự bình an Thiên Chúa phú bẩm cho những kẻ ngây thơ trong trắng, khiêm hạ tốt lành. Khi phạm tội, con người bị đuổi khỏi Ê-đen là sự mất bình an của kẻ phạm tội.
     St 2, 9: "ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên mọi thứ cây trông thì đẹp mắt, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây biết điều thiện điều ác.": "Thứ cây trông thì đẹp mắt, ăn thì ngon" là những việc người đời ưa thích, việc chiều xác thịt như Chúa Giê-su ví là "Cửa rộng và đường thênh thang", "Cây trường sinh" là những việc lành thánh sinh công phúc cho Nước Trời. "Cây biết điều thiện điều ác" là những việc gây nên tội lỗi.
     St 2, 10-14: "Một con sông từ Ê-đen chảy ra tưới khu vườn, và từ đó chia làm bốn nhánh. Tên nhánh thứ nhất là Pi-sôn, nó bao quanh tất cả đất Kha-vi-la là nơi có vàng, vàng ở đất này tốt, tại đó có nhũ hương và đá ngọc. Tên nhánh thứ hai là Ghi-khôn, nhánh này bao quanh tất cả đất Cút. Tên nhánh thứ ba là Tích-ra; nhánh này ở phía đông Át-sua. Còn nhánh thứ bốn là Eu-phô-rát.": "Một con sông từ Ê-đen" là nguồn sự sống, nguồn  ƠN TÁI SINH. Vùng có vàng tốt, nhũ hương và đá ngọc là nơi, là nguồn phát sinh những ân sủng lớn lao: Những truyền thống tốt đẹp, những dân tộc tìm kiếm gắn bó với Chúa, những giòng giống trung thành phụng thờ Thiên Chúa.
     St 2, 15: "ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen để cầy cấy và canh giữ đất đai.": "Đặt vào vườn Ê-đen" Là hoàn cảnh điều kiện của mỗi người. "Cầy cấy" như dụ ngôn "Gieo giống" là lập công phúc. "Đất đai" là cái chết. "Canh giữ đất đai" có nghĩa như: "Các con hãy tỉnh thức, vì chính giờ phút các con không ngờ thì Con Người sẽ đến." Vậy ý câu này là Thiên Chúa đặt mỗi người chúng ta vào một hoàn cảnh điều kiện và cuộc sống dài hoặc ngắn để chúng ta ra sức lập công.   
         St 2, 16-17: "ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa truyền lệnh cho con người rằng: "Hết mọi trái cây trong vườn thì ngươi cứ ăn. Nhưng trái của cây biết điều thiện điều ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết.": Con người làm những việc lành thiện thì được hưởng công phúc, nếu làm những việc xấu xa tội lỗi thì sẽ mất phúc hưởng Nước Trời.
       St 2, 18: "ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa phán: "Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó": 
       "Con người ở một mình không tốt.": Trước hết người chồng phải biết yêu thương và đối xử thật bình đẳng, công bằng, vì đời sống vợ chồng ý nguyện tốt lành của Thiên Chúa. Có số người tin Kinh Thánh mà không hiểu ý nghĩa đoạn Kinh Thánh này, nên xử bất công, bất bình đẳng với người đàn bà, có khi coi họ như con ăn người ở, như nô lệ. Và điều phước đức mà Chúa muốn là "Con người" phải coi vợ mình là người bạn trên đường nhân đức để ủi an, giúp đỡ, dẫn đưa nhau về quê trời.
       "Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó.": Câu này cũng là để khuyên người vợ hãy yêu thương, tôn trọng, chung thủy và xứng đáng là người trợ giúp chồng trên đường về Nước Chúa.
       St 2, 19-20: "ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy đất nặn ra mọi dã thú, mọi chim trời, và dẫn đến với con người, xem con người gọi chúng là gì: Hễ con người gọi mọi sinh vật là gì, thì tên nó là thế. Con người đặt tên cho mọi súc vật, mọi chim trời và mọi dã thú, nhưng con người không tìm cho mình được một trợ tá tương xứng.":
       "Mọi sinh vật" là tha nhân, "Hễ con người gọi mọi sinh vật là gì, thì tên nó là thế." Trong khi: "Nàng sẽ được gọi là ĐÀN BÀ vì đã được rút từ đàn ông ra": Kinh Thánh cho biết luật Chúa rằng: Tình yêu vợ chồng phải trân trọng hơn hết.
       St 2, 21-23: "ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra, và lắp thịt thế vào. ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy cái xương sườn của con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. Con người nói: "Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra.": Nếu chúng ta hiểu xương sườn người đàn ông làm nên người đàn bà, thì thật là thần thoại hoang đường quá, mà chúng ta hiểu ý Kinh Thánh muốn nói đến sự gắn bó kết hợp giữa hai thân xác cũng chưa đúng. Nhưng đây Kinh Thánh nói sự kết hợp LINH HỒN hai vợ chồng: "Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi." "Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra": Vợ chồng phải hết lòng yêu thương quý trọng vì hai linh hồn được kết hợp gắn bó làm một.
       St 2, 24: "Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt.": Câu này từng chỉ hiểu là sự từ bỏ cha mẹ để vợ chồng gắn bó chung sống với nhau, nhưng ý sâu xa hơn của Kinh Thánh là khi đã thành vợ thành chồng, thì linh hồn người ta không còn trực tiếp đan kết gắn bó với cha mẹ nữa, mà linh hồn vợ chồng gắn bó đan kết nên một.
       St 2, 25: "Con người và vợ mình, cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau.":  Linh hồn vợ chồng gắn bó kết hơp, nên mọi suy nghĩ, lời nói, việc làm đều lây lan ảnh hưởng lẫn nhau, và vợ chồng phúc cùng hưởng vạ cùng chịu. Cho nên những ai may phước được hưởng nhờ gương lành của người bạn đời mà sống tốt lành đạo hạnh thì sinh công trước mặt Chúa.
       Tóm lai, đoạn Kinh Thánh này là giới răn Chúa dạy: Vợ chồng phải yêu thương, tôn trọng và chung thủy với nhau trong mọi hoàn cảnh cho đến trọn đời.
       
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thủa xưa cha ông chúng ta ngỡ rằng Thiên Chúa chỉ tạo dựng mặt đất với mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú gắn vào nền trời, mà Thiên Chúa đã được tôn thờ là Đấng vô cùng cao trọng quyền phép, nhưng nhờ khoa học đã khám phá ra cả một vũ trụ bao la vô cùng vô tận hàng tỷ tỷ tinh tú, và những sự sắp xếp kỳ diệu trong việc tạo dưng mọi vật mọi loài, chúng ta mới nhận ra Thiên Chúa là Đấng cao trọng, tài năng quyền phép muôn muôn trùng trùng.
Có người cho rằng bánh rượu trong PHÉP THÁNH THỂ chỉ là biểu tượng; nghi thức bẻ bánh chỉ để tưởng nhớ đến Chúa Ky-tô. Cũng có người cho rằng ăn bánh uống rượu đó dù sao cũng được on Chúa.
Thủa xưa cha ông chúng ta ngỡ rằng Thiên Chúa chỉ tạo dựng mặt đất với mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú gắn vào nền trời, mà Thiên Chúa đã được tôn thờ là Đấng vô cùng cao trọng quyền phép, nhưng nhờ khoa học đã khám phá ra cả một vũ trụ bao la vô cùng vô tận hàng tỷ tỷ tinh tú, và những sự sắp xếp kỳ diệu trong việc tạo dưng mọi vật mọi loài, chúng ta mới nhận ra Thiên Chúa là Đấng cao trọng, tài năng quyền phép muôn muôn trùng trùng.
Lời Chúa Giesu Kyto được ghi chép quá ít so với các loại sách vở nhưng đã chất chứa đầy đủ mọi lý lẽ khôn ngoan đủ dể cứu độ nhân loại. Phúc Âm Chúa cũng nói rất ít về Đức Mẹ, nhưng chỉ một số đoạn ngắn mà chúng ta có thể tìm thấy tất cả các bằng chứng về các nhân đức của Người. Những công phúc đó đã tạo nên vô vàn công phúc để Đức Mẹ được Chúa thưởng dịa vị cao trọng nhất dưới ngai Thiên Chúa
Lời Chúa Giesu Kyto được ghi chép quá ít so với các loại sách vở nhưng đã chất chứa đầy đủ mọi lý lẽ khôn ngoan đủ dể cứu độ nhân loại. Phúc Âm Chúa cũng nói rất ít về Đức Mẹ, nhưng chỉ một số đoạn ngắn mà chúng ta có thể tìm thấy tất cả các bằng chứng về các nhân đức của Người. Những công phúc đó đã tạo nên vô vàn công phúc để Đức Mẹ được Chúa thưởng dịa vị cao trọng nhất dưới ngai Thiên Chúa
Lòng kính mến Đức Mẹ đã có từ thời Chúa Giê-su còn rao giảng: khi nhận ra Chú cao trọng quyền năng, người ta kính mến ngưỡng mộ vị sinh thành ra Người: "Phúc thay dạ đã cưu mang Người, phúc thay vú đã cho Người bú mớm."
Có người cho rằng bánh rượu trong PHÉP THÁNH THỂ chỉ là biểu tượng; nghi thức bẻ bánh chỉ để tưởng nhớ đến Chúa Ky-tô. Cũng có người cho rằng ăn bánh uống rượu đó dù sao cũng được on Chúa.
Nhiều người đọc Phúc Âm thấy những câu xem ra khó hiểu, sai sót, nghịch lý, mâu thuẫn..., nên không tin đó là Lời Chúa, không tin Chúa Giê-su là Thiên Chúa. Cũng có người tin Phúc Âm, tin Chúa Giê-su là Thiên Chúa nhưng cho là tại "Tam sao thất bản", hoặc tại phong tục tập quán của người Do-thái khác lạ... . Thật ra những từ, những câu, những đoạn có vẻ khó hiểu, lẩm cẩm lại là những điều cốt lõi quan trọng. Ở đây chỉ xem xét những câu khó hiểu nhất mà chưa từng được giải thích hoặc giải thích chưa thỏa đáng.
Phải hiểu Kinh Thánh mới biết Kinh Thánh vô cùng khoa hoc, mà chỉ được Thiên Chúa soi sáng mới hiểu được Kinh Thánh: Ga 6, 45: "Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết thảy mọi người phải được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Cha, thì sẽ đến với Ta"
Cũng như phần đầu của sách Sáng Thế, đoạn Kinh Thánh đầy thi vị mộng mơ này ần chứa những công việc vô cùng trọng đại của Thiên Chúa.