7- KINH THÁNH KHOA HỌC.
Phải hiểu Kinh Thánh mới biết Kinh Thánh vô cùng khoa học, mà chỉ được Thiên Chúa soi sáng mới hiểu được Kinh Thánh: Ga 6, 45: "Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết thảy mọi người phải được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Cha, thì sẽ đến với Ta." Hoặc như theo thánh Mát-thêu: "Cha Ta đã trao phó mọi sự cho Ta và không ai biết rõ Người Con ngoại trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết rõ Chúa Cha ngoại trừ Người Con và những kẻ Người Con muốn mặc khải cho."
Nhưng thiên hạ còn nhiều người chưa nhận biết Chúa, khinh chê Lời Chúa, vậy thì ai là người được dậy dỗ, ai là kẻ được mặc khải?
-Điều kiện trước hết là khiêm tốn: Lc 10, 21: "Lạy Cha là Chúa tể trời đất, con xin ngợi khen Cha vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những kẻ bé mọn, vâng lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha." Chúa Giê-su không nói "Những bậc khôn ngoan thông thái" theo nghĩa thường, vì rất nhiều người tài cao học rộng cũng nhận biết Chúa, nhưng Người muốn ám chỉ những kẻ tự phong mình là khôn ngoan thông thái, những kẻ kiêu căng tự phụ thì không thể hiểu được Lời Chúa, nói đúng ra là bị Chúa giấu nhẹm không cho hiểu. Ngược lại "Những kẻ bé mọn" là những người muốn tìm kiếm Chúa, muốn hiểu biết những sự thuộc về Chúa trong tấm lòng nhỏ bé khiêm cung, thì luôn được Chúa soi lòng mở trí để hiểu Lời Chúa.
Điều kiện thứ hai là: Yêu mến Chúa, nghe và tuân giữ Lời Chúa: Ga 14, 22: " Ông Giu-đa không phải Giu-đa Is-ca-ri-ốt nói với Chúa Giê-su: "Thưa Thầy tại sao Thầy phải tỏ mình ra cho chúng con mà không tỏ mình cho thế gian?" Chúa Giê-su đáp: "Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy . Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.": Ông Giu-đa tưởng là Chúa chỉ chỉ dạy các ông mà không chỉ dạy cho người ngoài, nhưng câu trả lời của Chúa có nghĩa rằng: không chỉ riêng các tông đồ mà bất cứ ai yêu mến Chúa, nghe và tuân giữ Lời Chúa là những kẻ tốt lành có công phúc, đều được Chúa soi lòng mở trí, trái lại Chúa phải dùng dụ ngôn để giấu nhẹm những kẻ không yêu mến Chúa, không nghe và tuân giữ Lời Chúa là những kẻ không có công phúc: Lc 8, 9-10: "Các môn đệ hỏi Người dụ ngôn ấy có nghĩa gì?" Người đáp: "Các con thì được ơn hiểu biết mầu nhiệm Nước Thiên Chúa, còn với kẻ khác thì phải dùng dụ ngôn để chúng nhìn mà không nhìn, nghe mà không hiểu."
Hai điều kiện trên đều nằm trong Định Luật "Có mới được cho" là CÓ khiêm nhường, thiện hảo, yêu mến Chúa, nghe và tuân giữ luật Chúa, tức là phải có CÔNG PHÚC thì Chúa sẽ CHO hiểu Lời Chúa và nhận biết Chúa, còn những ai không có lòng nhân đức, không yêu mến Chúa, không nghe và tuân giữ luật Chúa thì không được cho: "Nhìn mà không nhìn, nghe mà không hiểu." Cho nên nhiều người đọc Kinh Thánh thấy nhàm chán.
Chúa Giê-su là Thiên Chúa toàn năng toàn trí, Người tính toán mọi sự đều khoa học vượt hẳn khoa học con người, lý lẽ của Người vượt trội hẳn lý lẽ thiên hạ, cho nên những ai không sống tốt lành, không chút khiêm hạ, không hề lọt tai và tuân giữ những điều Chúa răn dạy, đều không dược soi sáng để tìm thấy sự khôn ngoan khoa học của Kinh Thánh:
Suốt ba năm rao giảng, nếu Chúa Giê-su chỉ định cho thánh Mát-thêu hoặc thánh Gio-an ghi chép lại mọi lời nói việc làm của Chúa thì ngày nay chúng ta sẽ có một cuốn Tin Mừng duy nhất, đầy đủ chi tiết và chuẩn xác, nhưng Chúa Giê-su có cách của Thiên Chúa: Ga 16, 12-15: "Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em."
Bởi vậy khi Lời Chúa được rao giảng nhiều nơi và nhiều người đã tin theo Chúa, các tông đồ mới nghĩ đến việc ghi chép lại, và đúng như dự định của Chúa Giê-su Ky-tô: Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn chỉ dạy các tông đồ cách viết, cách diễn đạt hòa hợp cả bốn cuốn Phúc Âm sao cho hoàn chỉnh Giáo Huấn của Người. Cho nên chúng ta thấy nhiều dụ ngôn, nhiều sự việc, nhiều câu nói... Nếu đem so sánh giữa bốn cuốn Phúc Âm thì rõ ràng có những khác biệt, xem như sự nhớ lại hoặc sự nghe kể lại của mỗi tác giả mỗi khác, nhưng thật ra việc đó nằm trong chương trình, trong dự định của Chúa Giê-su Ky-tô để Chúa Thánh Thần hướng dẫn các tông đồ làm đầy đủ ý nghĩa những điều Chúa Giê-su muốn truyền đạt cho nhân loại, như khi Chúa Giê-su giảng giải về Nước Trời, Người đã phải dùng nhiều dụ ngôn dụ ngôn như "Gieo giống", "Viên ngọc quý", "Hũ vàng", "Hạt cải"... Để diễn đạt ý nghĩa tầm mức: cần thiết, quan trọng, quý giá, lợi ích vô cùng vô tận của Nước Trời. Hoặc nhiều điều rất cần thiết quan trọng, mà Chúa không nói ngay một lượt mà phải chờ cơ hội khác mới tiết lộ thêm, để phải hiểu được đoạn này mới hiểu nổi đoạn kia. Vậy thì việc mà chúng ta tưởng là "tam sao thất bản" là công việc của Chúa Thánh Thần, Đấng thông minh tuyệt đối, khoa học tuyệt đối, Người đã hướng dẫn dạy bảo các thánh Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca, Gio-an, từng ý từng lời, từng chấm từng phết để làm trọn ý Chúa Giê-su Ky-tô, rồi Chúa Thánh Thần lại hướng dẫn Giáo Hội tìm kiếm lựa chọn Bốn sách Tin Mừng trong rất nhiều cuốn sách viết về Chúa Giê-su Ky-tô, Chúa Thánh Thần lại hướng dẫn Giáo Hội biết xử dụng, biết ý nghĩa, biết cách giảng dạy Lời Chúa, và quan trọng nữa là Chúa Thánh Thần còn soi sáng hướng dẫn từng người tùy công phúc của họ, theo dúng Định Luật "Có mới được cho", để họ có thể đọc, nghe, hiểu, mà tuân giữ Lời Chúa để được ơn cứu độ. Ngược lại, những kẻ không có thì không được cho, và chính những sự tưởng là "tam sao thất bản" là những thứ, những cách để giấu nhẹm, để xua đuổi những kẻ KHÔNG CÓ.
Những đoạn Kinh Thánh về những việc linh thánh và những dụ ngôn được viết và sắp xếp cách hết sức khôn khéo khoa học, còn những đoạn thiên hạ vin vào để rêu rao rằng Kinh Thánh phản khoa học lại khoa học tuyệt vời:
-ÁNH SÁNG: St 1, 3: "Thiên Chúa phán: 'Phải có ÁNH SÁNG' và liền có ÁNH SÁNG": Ngày thứ nhất của việc tạo dựng, việc đầu tiên Thiên Chúa đã tạo dựng ÁNH SÁNG, nếu xét theo khoa học thì từ khi chưa có mặt trời, mặt trăng, tinh tú và các vật phát sáng thí làm gì có ánh sáng? Nhưng ÁNH SÁNG: Ga 12, 42-45:"Ta là SỰ SÁNG đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Ta, người ấy sẽ không ở trong sự tối tăm, nếu ai nghe lời Ta mà không tuân giữ, thì không phải Ta xét xử người ấy, vì Ta đến không phải để xét xử thế gian, nhưng là để cứu độ thế gian. Ai khinh dể Ta và không chấp nhận Ta, thì đã có người xét xử: LỜI tA NÓI SẼ XÉT XỬ người ấy trong ngày sau hết. Bởi vì Ta không tự mình nói ra, nhưng Chúa Cha là Đấng đã sai Ta, chính Ngài ra lệnh cho Ta phải nói gì và phải CÔNG BỐ gì. Vì Ta biết rằng LỆNH của Ngài là SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI. Những điều Ta nói là nói theo như Chúa Cha đã dạy.": ÁNH SÁNG là Giáo huấn Chúa Ky-tô gồm những ĐỊNH LUẬT nghiêm minh công thẳng bất di bất dịch để phân định phải trái, tốt xấu để dẫn đưa con người về cõi phúc thật vĩnh cửu (Những ĐỊNH LUẬT SIÊU NHIÊN).
-SINH KHÍ: St2, 7: "Thiên Chúa lấy BỤI TỪ ĐẤT nặn ra con người, thổi SINH KHÍ vào lỗ mũi, và con người trở nên một SINH VẬT.": Thiên Chúa tạo dựng thân xác chúng ta bằng bụi đất là VẬT CHẤT, thổi sinh khí là SỰ THẬT, SỰ SỐNG, THÁNH THỂ Thiên Chúa vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật là con người có LINH HỒN. Thế nhưng cứ vin vào khoa học mà lại tưởng Chúa lấy cục đất sét nặn thành hình người, thổi hơi vào lỗ mũi mà thành con người thở được, sống được ! Cho nên Lời Chúa là LINH THÁNH mà suy xét cách thô thiển thì làm sao mà hiểu được.
-SỰ THẬT: Ga 18, 37: Ông Phi-la-tô hỏi: "Vậy ông là vua sao?" Chúa Giê-su đáp: "Chính ngài nói tôi là vua. Tôi sinh ra và đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho SỰ THẬT. Ai đứng về SỰ THẬT thì nghe tiếng tôi." Ông Phi-la-tô nói với Người: "SỰ THẬT là gì?": Câu hỏi của Phi-la-tô không được Chúa Giê-su trả lời vì ông không có CÔNG PHÚC để được Chúa soi dẫn: Nghĩa thứ nhất của SỰ THẬT là sự tiết lộ những bí nhiệm của Thiên Chúa trong Giáo Huấn Chúa Ky-tô.
Nghĩa thứ hai: Ga 14, 23: "Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, Cha Thầy và Thầy sẽ đến và Ở LẠI VỚI NGƯỜI ẤY.": Có nghĩa rằng ai được Thiên Chúa ngự trị trong lòng (Thánh Thể Chúa đan kết hồn xác) thì Thánh Thể Chúa soi dẫn để hiểu Lời Chúa. Vậy SỰ THẬT chính là THÁNH THỂ THIÊN CHÚA. Và THÁNH THỂ THIÊN CHÚA và LỜI CHÚA cả hai là SỰ THẬT. Vì mọi sự đều thay đổi, đều qua đi, duy có SỰ THẬT là SỰ SỐNG thì tồn tại bền vững đời đời.
-HÌNH ẢNH Thiên Chúa:
St 1, 27: "Thiên Chúa sáng tạo con người theo HÌNH ẢNH mình,
Thiên Chúa sáng tạo con người theo HÌNH ẢNH Thiên Chúa,
Thiên chúa sáng tạo con người có nam có nữ":
LINH HỒN con người được sinh ra bởi THÁNH THỂ thiêng liêng cao trọng của Thiên Chúa là SỰ SỐNG đời đời.
- Dụ ngôn "Thợ làm vườn nho" Mt 20, 1-16: "Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. Sau khi đã thỏa thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. Ông cũng bảo họ: 'Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng.' Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm như vậy. Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: 'Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?' Họ đáp: 'Vì không ai mướn chúng tôi.' Ông bảo họ: 'Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!' Chiều đến, ông chủ vườn bảo người quản lý: 'Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất.' Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: 'Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những kẻ đã làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt.' Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: 'Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi là một quan tiền sao? Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?' Thế là nhữ kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót. [Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít.]"
Dụ ngôn này là một trong những đoạn Kinh Thánh có tính khoa học tuyệt vời, thế nhưng thiên hạ cứ suy xét cách thô thiển nên chẳng thể hiểu nổi. Vậy hãy xem cách giải thích dụ ngôn "Cỏ lùng" của Chúa: Mt 13, 37-39: "Kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái ác thần. Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần." Cho nên theo cách này chúng ta hiểu: Được thuê sớm là những người thông thái, cao trọng, quyền thế... Càng được thuê sau là những người càng thấp kém thua thiệt, không danh phận địa vị (xã hội, Giáo Hội). "MỘT ĐỒNG" là CÂN BẰNG giữa hai vế PHÚC-TỘI(Định Luật CÔNG THẲNG của Chúa). Lãnh trước là người được thưởng công bội hậu, lãnh sau là người được thưởng ít... Cho nên mới có câu kết: "Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót."
2- Rắn ăn bụi đất.
St 3, 14: "ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa phán với con rắn: 'Mi đã làm điều đó, nên mi đáng bị nguyền rủa nhất trong mọi loài súc vật và mọi loài dã thú. Mi phải bò bằng bụng, phải ăn bụi đất mọi ngày trong đời mi' ":
Thoạt nhìn bạn cứ tưởng là chuyện hoang đường, nhưng đây mới thật là khoa học: Linh hồn chúng ta được sinh ra bằng THÁNH THỂ Thiên Chúa là SỰ THẬT, SỰ SỐNG, là LINH CHẤT tinh tuyền quý giá không bị cuốn hút bởi vật thể. Người lành thiện được "ĂN BÁNH" là THÁNH THỂ Thiên Chúa thì lớn lên, vững mạnh, sáng láng, thánh thiện. "Con rắn" bò bằng bụng và phải ăn bụi đất là kẻ tội lỗi hằng ngày phạm tội linh hồn bị VẬT THỂ (bụi đất) dính kết sinh nặng nề yếu đuối, mà nếu không được ơn Chúa để tháo gỡ cho đến khi linh hồn phải lìa khỏi xác liền bị cuốn hút bởi trái đất, linh hồn càng phạm nhiều tội thì linh hồn đó càng nặng nề mà càng bị cuốn hút sâu trong lòng đất, nơi ấy ai cũng thừa biết là nóng tới hàng ngàn độ. Cho nên ba trẻ Fatima được Đức Mẹ cho thấy hỏa ngục là linh hồn các vị đó được nhìn xuyên qua lòng đất mà thấy cảnh tượng hãi hùng như các ngài đã kể. Còn "Luyện tội" là những linh hồn nhẹ tội bị bụi đất dính kết ít nên chỉ bị dật dờ trên mặt đất. Cho nên một trong số bẩy thị nhân ở Mễ Du được Đức Mẹ cho viếng thăm luyện ngục, đã tả cảnh buồn thảm thê lương và kể rằng những linh hồn khi được giải thoát đã rũ bỏ lại thứ gì đó như đống vảy, đó chính là VẬT THỂ (bụi đất) dính kết vào linh hồn là SỰ THẬT -SỰ SỐNG.
Gửi ý kiến của bạn