13- MARIA MẸ THIÊN CHÚA

06 Tháng Hai 201612:30 CH(Xem: 24059)
13- MARIA MẸ THIÊN CHÚA

                                                             
                                                  

                                7- HÃY KÍNH MẾN CẬY TRÔNG ĐỨC MẸ
                     
            1- KHÔNG CÓ ĐỨC MẸ NHÂN LOẠI KHÔNG ĐƯỢC CỨU CHUỘC.
              Thiên Chúa là Người Cha vô cùng tốt lành nhân hậu, Vương Quốc của Người càng vinh quang thái hòa, Người càng muốn có nhiều con cái để chung hưởng hạnh phúc với Người. Nhưng Thiên Chúa thống trị toàn thể vũ trụ, nên vì phép công bằng, Người không thể sinh chúng ta là thiên thần mà phải tạo dựng con người. Và trước khi tạo dựng con người thì Người đã tạo dựng những định luật rất công thẳng , để con người được tự quyền lựa chọn giữa thiện ác tốt xấu. Ai làm lành lánh dữ là lập được công phúc thì tùy nhiều ít mà được thưởng lên hàng thần thánh, còn kẻ tham lam gian ác thì rơi vào thành phần ma quỷ.
          Nhưng con người tội lỗi chồng chất từ đời này đến đời khác, đến nỗi không ai có thể tự lập công mà vào được Nước Chúa, cho nên chỉ có Đấng ở ngôi vị Thiên Chúa, và đúng lý đúng luật: Đấng ấy phải LÀM NGƯỜI vì những định luật của Chúa chỉ thực hành với con người, Đấng ấy mới có thể lập công trạng lớn lao đủ để cứu chuộc cả nhân loại.
          Thiên Chúa tuyệt đỉnh thánh thiện cao trọng, nên chỉ một người nữ cực trinh cực sạch không hề vương nhiễm tội lỗi và vẹn toàn mọi nhân đức mới xứng đáng mang thai và sinh hạ Đấng ở Ngôi Vị Thiên Chúa. Lời tiên tri: "Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-el, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta" là một ĐIỀU KIỆN nằm trong Định Luật "Có mới được cho": Nhân loại phải có một TRINH NỮ VẸN TOÀN MỌI NHÂN ĐỨC, thì Thiên Chúa mới có thể cho Con Chúa xuống thế làm người. 
          Cho nên chưa kể những ơn lộc Đức Mẹ tuôn đổ tràn đầy thế gian, nhân loại đã phải đời đời ghi nhớ công ơn và tôn kính ngợi khen Người, vì thế gian không thời nào, không đời nào, không còn có một ai khác , duy chỉ Đức Mẹ mới đủ tư cách , đủ điều kiên để mang thai, sinh hạ và LÀM MẸ ĐẤNG TỐI CAO. Đấng ấy mới cứu vớt được chúng ta khỏi tội lỗi mà đưa chúng về cõi sống muôn đời.
               
            2-ĐỨC NỮ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI.
          Như đã nói trong "Tội Tổ Tông" , A-đam chính là mỗi người đàn ông chúng ta, E-và là mỗi người đàn bà, bất cứ ai sinh con cái, cháu, chắt... cũng trở thành tổ tông. Còn việc ăn trái cấm là bất tuân luật Chúa, là hành động bất chính, là tội lỗi: "Có phải các ngươi đã ăn trái mà Ta đã cấm các ngươi không được ăn không ?" Và tội bị di truyền: "Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa giòng giống mi và giòng giống người ấy, giòng giống ấy sẽ đánh vào đầu mi và mi sẽ cắn gót nó." Cho nên cuộc sống mỗi người chúng ta có thể kiểm nghiệm cách khoa học thực tế là: Mầm mống tội lỗi bị di truyền qua máu thịt, trí não, linh hồn cha mẹ gắn bó liên kết với linh hồn con cái, và tội còn bị lan truyền bởi những gương mù gương xấu, mắt thấy tai nghe... Bởi vậy con người sinh ra là bị lệ thuộc cha mẹ, giòng giống và tha nhân mà kẻ ít người nhiều đều tham lam tiền tài, ham hố danh vọng, đam mê sắc dục... Mà phải giằng co vật lộn giữa thiện ác, tốt xấu...
           Còn Đức Nữ Maria được sinh ra từ một giòng dõi kính mến Chúa, trinh khiết , thánh thiện, nhân đức... Nên phúc đức di truyền mà đúc kết từ đời này sang đời khác, cho tới thời thân phụ thân mẫu của Đức Nữ Ma-ri-a là thánh Gio-an Kim và thánh nữ An-na là các bậc tột cùng thánh thiện tinh tuyền. Đức Nữ Ma-ri-a được thừa hưởng di sản đó mà đồng trinh trong trắng, vẹn tuyền mọi nhân đức. Và theo Định Luật "Có mới được cho" : Sự CÓ dư dật tràn đầy của Đức Nữ Ma-ri-a được Thiên Chúa CHO đặc ân lớn lao của Người là tuyệt nhiên không hề lây nhiễm vương vấn một thói tật nào của con người, từ khi Đức Nữ được thụ thai tới thời Người được nuôi dưỡng, và sống thanh sạch tinh tuyền không vương tội lỗi suốt cả đời: Đó là VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI.
          ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI có nghĩa rằng: ĐỨC MẸ TRỌN ĐỜI TRINH SẠCH VẸN TOÀN KHÔNG VƯƠNG NHIỄM TỘI TRẦN. Như thế Đức Mẹ mới xứng đáng được mang thai mà sinh hạ Chúa Cứu Thế là Chúa cả trời đất.
          Chúng ta được Chúa sinh ra trên cõi đời này , Người muốn chúng ta lập công để được hưởng phúc đời đời trên Nước Trời. Công phúc đó của chúng ta dù được nhân lên gấp trăm gấp ngàn nhờ TIN và CẬY NHỜ công nghiệp Chúa Giê-su Ky-tô , nhưng phải đền trả cho những tội lỗi của chúng ta, một phần phải bù đắp cho những sung túc hoan lạc ở đời. 
            Đức Nữ Ma-ri-a Vô Nhiễm Nguyên Tội, vẹn toàn mọi nhân đức, nên từng bước đi, từng sự lao nhọc, từng nỗi khó khăn lo lắng, từng đoạn đau thương khốn khổ: khi Đức Mẹ hay tin Chúa bị bắt, lúc quân hung ác đánh đập hành hạ Chúa, khi người ta kết án tử hình Chúa, đau đớn rã rời từng bước theo Chúa vác thập giá, đau thương tột cùng khi quân dữ đóng đinh chân tay Chúa vào thập giá, đau khổ suốt ba giờ nhìn Chúa đau đớn quằn quại, đau khổ chứng kiến Chúa trút hơi thở cuối cùng, đau khổ nhìn quân dữ đâm lưỡi đòng thâu qua trái tim Chúa, đau khổ ôm trong lòng xác Chúa tan nát giá lạnh... Những ai từng làm cha làm mẹ sẽ thấu nỗi đau gấp nhiều lần khi thấy con cái gặp khốn khó, mới hiểu Đức Mẹ đau khổ biết chừng nào. Cho nên chỉ một trong nỗi đau thương ấy của Đức Mẹ cũng tạo nên CÔNG NGHIỆP vô vàn to lớn có thể cứu vớt cả thế gian.
          3- ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA.
           Chúa Giê-su là Thiên Chúa thánh thiện siêu việt cao trọng, làm một với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần, nên Đức Mẹ phải thanh sạch trong trắng trọn đời không vương tội lỗi và vẹn toàn mọi nhân đức mới xứng đáng làm MẸ THIÊN CHÚA.
          Giáo Hội đã tuyên phong thiên chức Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và cử hành đại lễ mừng kính Đức Mẹ vào ngày một tháng Giêng hàng năm. Nhờ lòng sùng kính cậy trông Đức Mẹ mà Giáo Hội được ơn nhận biết chức vị cao trọng đó của Người. Chức vị đó không chỉ có từ khi Giáo Hội nhận biết và tôn phong, mà đã nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa: "Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Êm-ma-nu-el, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta." Và ngay khi Đức Nữ Ma-ri-a nhận lời sứ thần Ga-bri-el để chịu thai, thì Người đã chính thức là MẸ THIÊN CHÚA.
          Chúa Giê-su là Đấng Vô Tội, cho nên tất cả sự nghèo hèn lao nhọc suốt cả đời và cuộc tử nạn vô cùng đau đớn nhục nhã của Người đã tạo nên công nghiệp vô cùng cao trọng trước mặt Đức Chúa Cha, và chức vị của Chúa Giê-su là Thiên Chúa nên công nghiệp của Người được nhân lên muôn muôn ngàn ngàn, mà có thể đền bù tội lỗi cho cả nhân loại, từ thủa được tạo dựng cho đến tận thế.
          Cũng vậy, CÔNG NGHIỆP của Đức Mẹ cũng được nhân lên muôn trùng nhờ chức vị MẸ THIÊN CHÚA, nên Đức Mẹ có quyến thế trên trời dưới đất, trên tất cả các thiên thần và các thánh. Chúng ta kính mến cậy trông Đức Mẹ thì được Người tuôn đổ ơn phúc vô vàn vô tận từ CÔNG NGHIỆP CAO TRỌNG của MẸ THIÊN CHÚA. Cho nên trong kinh Kính Mừng có lời nguyện: "Thánh Maria ĐỨC MẸ CHÚA TRỜI cầu cho chúng tôi..." Là nhân danh Maria Mẹ Thiên Chúa và  cậy nhờ công nghiệp vô cùng cao cả của Mẹ Thiên Chúa để xin Đức Mẹ che chở cứu giúp chúng ta.

               4- ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP.
          Ga 2, 1-11: "Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na, xứ Ga-li-lê-a. Và có Mẹ Chúa Giê-su ở đó. Chúa Giê-su và các môn đệ Người cũng được mời dự tiệc cưới. Và vì thiếu rượu, mẹ Chúa Giê-su nói với Người: "Họ hết rượu rồi." Chúa Giê-su nói với mẹ: "Hỡi Bà, tôi với Bà có can chi đâu, giờ tôi chưa đến." Mẹ Người nói với những kẻ giúp việc ở đó rằng: "Hễ Người bảo gì thì hãy làm theo." Ở đó có sáu chum đá, dùng vào việc thanh tẩy của người Do-thái, mỗi chum đựng được hai hoặc ba thùng nước. Chúa Giê-su bảo họ: "Hãy đổ nước đầy các chum." Họ đổ đầy tới miệng. Và Chúa Giê-su bảo họ: "Bây giờ hãy múc đem cho người quản tiệc" và họ đã đem đi. Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu, ông không biết từ đâu ra, nhưng những người giúp việc đã múc nước thì biết, ông mới gọi tân lang mà nói: "Ai cũng đem rượu ngon ra trước, khi khách ngà ngà thì mới đem rượu xoàng hơn. Còn ông, ông lại giữ rượu ngon tới giờ này." Chúa Giê-su làm phép lạ đầu tiên này tại Ca-na xứ Ga-li-lê-a, và đã tỏ vinh quang Người và các môn đệ Người đã tin Người."
          Trước tiên ta thấy lòng thương người của Đức Mẹ đã để mắt đến việc người ta thiếu rượu vì chắc chắn Đức Mẹ không uống rượu, và nếu chúng ta để ý việc Đức Mẹ đến nói với Chúa một câu rất lạ lùng: "Họ hết rượu rồi", làm như Chúa chịu trách nhiệm về việc người ta hết rượu, và như Chúa có cả một kho rượu ngay bên cạnh Người vậy. Nhưng câu này cho chúng ta thấy Đức Mẹ biết tường tận về Chúa Giê-su con yêu dấu của Mẹ, cho thấy Đức Mẹ là người trong cuộc, là người chung phần chung vốn với Chúa, Đức Mẹ biết Chúa có quyền năng trong mọi sự mọi việc thì mới có câu nói quá tự nhiên như vậy. 
          Ngược lại Chúa Giê-su là Thiên Chúa thông biết mọi sự, Người biết Mẹ của Người sẽ lập công nghiệp vô cùng cao cả mà có quyền năng thần thế trên trời dưới đất, cả thế gian sẽ được hưởng nhờ công nghiệp của Mẹ. Cho nên "Bà" là từ ngữ xưng hô của vị Vua cả trời đất với Đấng có quyền thế trên muôn vàn thần thánh, Đấng có thể dùng thế lực của mình mà can thiệp vào mọi sự mọi việc trên trời dưới đất. 
          Rồi chúng ta lại thấy lạ lùng thêm nữa là sau khi Chúa đã nói: "Hỡi Bà, tôi với Bà có can chi đâu, giờ tôi chưa đến." Thế mà Đức Mẹ lại bảo những người giúp việc: "Hễ Người bảo gì thì hãy làm theo": Có nghĩa rằng chẳng những Đức Mẹ biết Chúa có thể làm được những viêc cả thể lạ lùng, mà còn biết chắc chắn Chúa không chối từ Đức Mẹ điều gì, dù kế hoạch của Chúa Giê-su chưa đến lúc cần cho thiên hạ thấy quyền năng của Chúa. Cho nên chúng ta không lấy làm lạ khi Đức Mẹ đã được Thiên Chúa thưởng quyền năng trên trời dưới đất thì Đức Mẹ luôn ra tay cứu giúp mọi người trong mọi nơi mọi lúc, chẳng những kẻ kêu cầu Mẹ mà cả những ai chưa kịp kêu xin, như trường hợp tại tiệc cưới Ca-na này.
          Chúng ta còn thấy Chúa Giê-su xưng "Bà" với Đức Mẹ khi bị treo trên thập giá: Ga 19, 26-27: "Khi thấy Mẹ và bên cạnh có môn đệ Người yêu, Chúa Giê-su thưa cùng Mẹ rằng: "Hỡi Bà, này là con Bà." Rồi Người lại nói với môn đệ: "Này là Mẹ con." Và từ giờ đó môn đệ lãnh nhận bà về nhà mình.":
           Chúa Giê-su biết rằng những đau thương Đức Mẹ đang gánh chịu, những lo âu khốn khó suốt cuộc đời cộng với những nhân đức cao vời của Đức Mẹ, sẽ trở thành công nghiệp vô cùng lớn lao, công nghiệp lớn lao ấy được nhân lên gấp trăm gấp ngàn nhờ công nghiệp Chúa Giê-su Ky-tô, và lại được nhân lên ngàn vạn lần bởi chức vị MẸ THIÊN CHÚA, nên Đức Mẹ được Thiên Chúa thưởng công mà có thần thế: Cả thần thánh trên trời đều kính bái ngưỡng mộ và vâng phục Đức Mẹ, cả hỏa ngục nghe danh Ma-ri-a đều khiếp hãi run sợ. Cho nên Chúa Giê-su vì thương mà trao phó cả nhân loại cho Đức Mẹ, để nhân loại được hưởng nhờ công đức của Người. Vậy câu "Hỡi Bà, đây là con Bà" hàm ý rằng: Hỡi Bà, đây là đàn con còn ở dưới thế đang cần nương nhờ công nghiệp của Bà, xin Bà bênh vực chở che, dìu dắt dậy bảo." Thế thì "Bà" là từ ngữ để xưng hô giữa Vua trời đất với Đấng Thánh quyền thế trên hết các thiên thần và các thánh dưới ngai Thiên Chúa. Và Chúa Giê-su chỉ dùng cách xưng hô đó trong sự kiện trọng đại là TRAO PHÓ CẢ NHÂN LOẠI CHO ĐỨC MẸ, còn nếu chỉ đơn giản là trối Đức Mẹ cho thánh Gio-an bảo dưỡng săn sóc thì Chúa Giê-su chỉ dùng chữ Mẹ.
           Rồi từ sau lời trối trăn của Chúa, Đức Mẹ hằng dạy dỗ, ủi an, khuyên nhủ các tông đồ trong những ngày đầu xây dựng Giáo Hội, cho tới khi Đức Mẹ được Chúa rước cả hồn lẫn xác về trời và thưởng công bội hậu, mà có uy quyền thần thế dưới ngai Thiên Chúa, thì Đức Mẹ luôn dùng công nghiêp của Người để ban phát cứu giúp không những tất cả những ai kêu cầu Người mà cả cộng đoàn, giáo xứ, địa phận, vùng miền, đất nước, Giáo Hội và toàn thế giới trong mọi cơn gian nan khốn khó. Tuy nhiên, vì Định Luật "Có mới được cho" của Thiên Chúa, là chúng ta phải CÓ công phúc thì Đức Mẹ mới được phép CHO, mới được quyền ban ơn. Cho nên trước những tai ương khốn khó sắp xảy ra bất cứ nơi nào trong thiên hạ, thì Đức Mẹ thường hiện ra khuyên dạy người ta xám hối ăn năn, đền bù phạt tạ Trái Tim Chúa Giê-su và Trái Tim Đức Mẹ, lần chuỗi Mân Côi... Để tạo nên công phúc thì Đức Mẹ mới có quyền can thiệp là bênh vực, chở che, cứu chữa gấp ngàn vạn công phúc của chúng ta tạo ra, như chúng ta đã nhìn thấy rất rõ.
            5-NGUỒN ƠN ĐỨC MẸ BAN CHO CHÚNG TA.
          Mỗi khi gặp khó khăn thiếu thốn phần xác, chúng ta chạy đến kêu xin Đức Mẹ bầu cử chở che, đều nhanh chóng được cứu giúp hơn là chạy đến cùng Chúa, bởi Chúa ứng xử với chúng ta mang tính của người cha: Yêu thương, người cha nghiêm khắc với con cái hơn, vì với định luật của Chúa thì sự khó khăn thiếu thốn, đau khổ ở đời này sẽ trở thành công trạng, thành phần thưởng đời sau, cho nên trong Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giê-su chữa lành người mù, kẻ què, cho người chết sống lại, người phong cùi được sạch... Nhưng Người không cho ai của gì vật gì, ngoại trừ hai lần hóa bánh cho người ta ăn trong lúc đói, thậm chí có người kia nhờ Chúa can thiệp để người anh chia gia tài, mà Chúa đã đáp cách khiển trách: "Này anh kia, ai đã đặt Ta là người xử kiện hay người chia gia tài cho các ngươi?"
         Còn Đức Mẹ cũng yêu thương con cái loài người, nhưng Người ứng xử theo cách của một người mẹ dịu hiền, Đức Mẹ cũng dùng công trạng của Người để bù đắp định luật công thẳng của Chúa, và có những cách an ủi vỗ về, làm vơi dịu những nỗi khó khăn đau khổ, dĩ nhiên luôn với mục đích dẫn đưa chúng ta đến với Chúa, như trong tiệc cưới Ca-na đó, Chúa Giê-su hiển nhiên là biết trước Đức Mẹ về việc thiếu rượu, nếu theo ý Chúa thì cứ để cho người ta khó khăn thiếu thốn, sượng sùng tủi hổ, như vậy mới là có phúc và phần phúc đó cộng thêm vào vốn liếng đời sau. Nhưng cách của Đức Mẹ là dùng ảnh hưởng (công trạng) của Người để nài ép Chúa cứu giúp người ta qua cơn khốn khó đó, rồi dẫn đưa người ta đến với Chúa: Ga 2, 11: "Chúa Giê-su đã làm phép lạ đầu tiên này tại Ca-na xứ Ga-li-lê-a, và đã tỏ vinh quang Người và các môn đệ đã tin Người."
         Vì thế cầu khấn Đức Mẹ chúng ta thường dễ dàng được những ơn cứu giúp về nhu cầu vật chất nhiều hơn, càng kính mến cậy trông Đức Mẹ , chúng ta càng được chở che đỡ đần, nhiều người nhờ năng lần chuỗi Mân Côi mà Đức Mẹ luôn ban những dấu lạ, ơn lạ để ủi an nâng đỡ họ hàng ngày, việc đó không phải ngẫu nhiên mà ngàn lần như một, mà chúng ta thấy rất rõ trên đường đời: cùng một nghịch cảnh, một tai ương, một nỗi khốn khó, mà người kính mến cậy trông Đức Mẹ luôn luôn được che chở ủi an gấp nhiều lần, cả tinh thần lẫn vật chất.
          Từng người, từng nhà đã vậy, Đức Mẹ còn ban những ơn lớn lao cả thể: bất cứ nơi nào sắp xảy ra những tai ương khốn khó thì Đức Mẹ liền hiện ra ủi an khuyên bảo, chỉ dạy người ta cách thức tránh tai họa. Chẳng hạn đầu thế kỷ 20 , cả thế giới đứng trước thảm họa của quyền lực ác độc bạo tàn và những học thuyết vô cùng gở lạ đẩy thế giới vào con đường diệt vong. Tại Bồ-đào-nha năm 1917, nơi nhà cầm quyền có âm mưu độc ác muốn tiêu diệt sạch Công Giáo, Đức Mẹ đã hiện ra tai Fa-ti-ma cùng ba em nhỏ, truyền dạy nhủ khuyên rằng: 
                           -Hãy ăn năn xám hối cải thiện đời sống
                           -Hãy tôn sùng đền tạ Trái Tim Đức Mẹ
                           -Hãy siêng năng lần hạt Mân Côi
          Và Giáo Hội đã thi hành tích cực triệt để mệnh lệnh của Đức Mẹ: Từng người, từng nhà kết hợp với xứ đạo, địa phận, quốc gia cùng toàn Giáo Hội khắp thế giới, thành Phong Trào Đền Tạ Trái Tim Đức Mẹ sầm uất sôi nổi, cho nên Đức Mẹ đã cứu chữa cách hết sức lạ lùng: Cả dân nước và chính quyền Bồ-đào-nha ăn năn trở lại tôn sùng kính mến Trái Tim Đức Mẹ, dâng nước dâng nhà cho Đức Mẹ.
          Hoặc ngay từ khi đảng Cộng Sản nắm quyền ở Nga, với chế độ độc tài sắt máu và tà thuyết vô thần chủ trương tiêu diệt toàn bộ các tôn giáo, không riêng nước Nga mà toàn thế giới. Đức Mẹ đã gửi thông điệp qua chị Lu-ci-a, hứa nếu Đức Giáo Hoàng dâng nước Nga cho Đức Mẹ, cộng với việc thi hành ba mệnh lệnh Fa-ti-ma thì Đức Mẹ sẽ giúp cho nước Nga ăn năn trở lại. Năm 1984, nước Nga được Đức Gio-an Phao-lô ll chính thức hiến dâng theo đúng nghi thức mà Đức Mẹ đã yêu cầu. Kết quả là ngay sau đó toàn khối Liên Minh Đông Âu của Nga đã sụp đổ và làm một cuộc cải cách lớn lao không hề đổ máu, và bắt tay vào xây dựng dân chủ dân sinh nhất là việc tự do tôn giáo. Thật rất bất ngờ, rất lạ lùng ! Người ta cứ ngỡ cuộc đổi đời này phải "Máu thành sông, xương thành núi". Điều đó làm sao có thành quả tốt đẹp như vậy nếu không phải là quyền phép của Thiên Chúa qua sự bầu cử nài xin của Đức Mẹ.
          Người theo Chúa Ky-tô không kiêng giữ chay tịnh bằng nhiều Phật Tử, không nhiều luật lệ bằng người Do-thái, không ăn chay giữ luật cách khắt khe bằng người Hồi Giáo, nhưng công nghiệp của chúng ta được nhân lên gấp trăm gấp ngàn nhờ công nghiệp Chúa Giê-su Ky-tô là Thiên Chúa. Riêng những người có lòng kính mến cậy trông Đức Mẹ còn được cứu giúp chở che bởi công nghiệp cao cả của Mẹ Thiên Chúa mà cuộc sống thanh thản, bình an, vững vàng hơn nhiều.
          Người thế gian làm phúc cho chúng ta một lần thì chúng ta nhớ mãi, biết ơn và yêu quý họ mãi, huống chi Đức Mẹ luôn luôn che chở cứu giúp, ủi an, nâng đỡ chúng ta và chúng ta còn phải nương nhờ Người từng ngày từng giờ cho đến khi về quê thật. Cho nên chúng ta kính mến cậy trông Đức Mẹ là tuyệt đỉnh khôn ngoan và phải lẽ. 
         


                                                                                                                                                2002
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thủa xưa cha ông chúng ta ngỡ rằng Thiên Chúa chỉ tạo dựng mặt đất với mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú gắn vào nền trời, mà Thiên Chúa đã được tôn thờ là Đấng vô cùng cao trọng quyền phép, nhưng nhờ khoa học đã khám phá ra cả một vũ trụ bao la vô cùng vô tận hàng tỷ tỷ tinh tú, và những sự sắp xếp kỳ diệu trong việc tạo dưng mọi vật mọi loài, chúng ta mới nhận ra Thiên Chúa là Đấng cao trọng, tài năng quyền phép muôn muôn trùng trùng.
Có người cho rằng bánh rượu trong PHÉP THÁNH THỂ chỉ là biểu tượng; nghi thức bẻ bánh chỉ để tưởng nhớ đến Chúa Ky-tô. Cũng có người cho rằng ăn bánh uống rượu đó dù sao cũng được on Chúa.
Thủa xưa cha ông chúng ta ngỡ rằng Thiên Chúa chỉ tạo dựng mặt đất với mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú gắn vào nền trời, mà Thiên Chúa đã được tôn thờ là Đấng vô cùng cao trọng quyền phép, nhưng nhờ khoa học đã khám phá ra cả một vũ trụ bao la vô cùng vô tận hàng tỷ tỷ tinh tú, và những sự sắp xếp kỳ diệu trong việc tạo dưng mọi vật mọi loài, chúng ta mới nhận ra Thiên Chúa là Đấng cao trọng, tài năng quyền phép muôn muôn trùng trùng.
Lời Chúa Giesu Kyto được ghi chép quá ít so với các loại sách vở nhưng đã chất chứa đầy đủ mọi lý lẽ khôn ngoan đủ dể cứu độ nhân loại. Phúc Âm Chúa cũng nói rất ít về Đức Mẹ, nhưng chỉ một số đoạn ngắn mà chúng ta có thể tìm thấy tất cả các bằng chứng về các nhân đức của Người. Những công phúc đó đã tạo nên vô vàn công phúc để Đức Mẹ được Chúa thưởng dịa vị cao trọng nhất dưới ngai Thiên Chúa
Lời Chúa Giesu Kyto được ghi chép quá ít so với các loại sách vở nhưng đã chất chứa đầy đủ mọi lý lẽ khôn ngoan đủ dể cứu độ nhân loại. Phúc Âm Chúa cũng nói rất ít về Đức Mẹ, nhưng chỉ một số đoạn ngắn mà chúng ta có thể tìm thấy tất cả các bằng chứng về các nhân đức của Người. Những công phúc đó đã tạo nên vô vàn công phúc để Đức Mẹ được Chúa thưởng dịa vị cao trọng nhất dưới ngai Thiên Chúa
Lòng kính mến Đức Mẹ đã có từ thời Chúa Giê-su còn rao giảng: khi nhận ra Chú cao trọng quyền năng, người ta kính mến ngưỡng mộ vị sinh thành ra Người: "Phúc thay dạ đã cưu mang Người, phúc thay vú đã cho Người bú mớm."
Có người cho rằng bánh rượu trong PHÉP THÁNH THỂ chỉ là biểu tượng; nghi thức bẻ bánh chỉ để tưởng nhớ đến Chúa Ky-tô. Cũng có người cho rằng ăn bánh uống rượu đó dù sao cũng được on Chúa.
Nhiều người đọc Phúc Âm thấy những câu xem ra khó hiểu, sai sót, nghịch lý, mâu thuẫn..., nên không tin đó là Lời Chúa, không tin Chúa Giê-su là Thiên Chúa. Cũng có người tin Phúc Âm, tin Chúa Giê-su là Thiên Chúa nhưng cho là tại "Tam sao thất bản", hoặc tại phong tục tập quán của người Do-thái khác lạ... . Thật ra những từ, những câu, những đoạn có vẻ khó hiểu, lẩm cẩm lại là những điều cốt lõi quan trọng. Ở đây chỉ xem xét những câu khó hiểu nhất mà chưa từng được giải thích hoặc giải thích chưa thỏa đáng.
Phải hiểu Kinh Thánh mới biết Kinh Thánh vô cùng khoa hoc, mà chỉ được Thiên Chúa soi sáng mới hiểu được Kinh Thánh: Ga 6, 45: "Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết thảy mọi người phải được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Cha, thì sẽ đến với Ta"
Cũng như phần đầu của sách Sáng Thế, đoạn Kinh Thánh đầy thi vị mộng mơ này ần chứa những công việc vô cùng trọng đại của Thiên Chúa.