7- KINH THÁNH KHOA HỌC

16 Tháng Giêng 201612:17 CH(Xem: 23161)
7- KINH THÁNH KHOA HỌC


                                                                   7- KINH THÁNH KHOA HỌC.

     Phải hiểu Kinh Thánh mới biết Kinh Thánh vô cùng khoa học, mà chỉ được Thiên Chúa soi sáng mới hiểu được Kinh Thánh: Ga 6, 45: "Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết thảy mọi người phải được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Cha, thì sẽ đến với Ta." Hoặc như theo thánh Mát-thêu: "Cha Ta đã trao phó mọi sự cho Ta và không ai biết rõ Người Con ngoại trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết rõ Chúa Cha ngoại trừ Người Con và những kẻ Người Con muốn mặc khải cho."
     Nhưng thiên hạ còn nhiều người chưa nhận biết Chúa, khinh chê Lời Chúa, vậy thì ai là người được dậy dỗ, ai là kẻ được mặc khải? 
   -Điều kiện trước hết là khiêm tốn: Lc 10, 21: "Lạy Cha là Chúa tể trời đất, con xin ngợi khen Cha vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những kẻ bé mọn, vâng lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha." Chúa Giê-su không nói "Những bậc khôn ngoan thông thái" theo nghĩa thường, vì rất nhiều người tài cao học rộng cũng nhận biết Chúa, nhưng Người muốn ám chỉ những kẻ tự phong mình là khôn ngoan thông thái, những kẻ kiêu căng tự phụ về chút hiểu biết của họ, thì không thể hiểu được Lời Chúa, nói đúng ra là bị Chúa giấu nhẹm không cho hiểu. Ngược lại "Những kẻ bé mọn" là những người muốn tìm kiếm Chúa, muốn hiểu biết những sự thuộc về Chúa trong tấm lòng nhỏ bé khiêm cung, thì sẽ được Chúa soi lòng mở trí để hiểu Lời Chúa.
     Điều kiện thứ hai là: Yêu mến Chúa, nghe và tuân giữ Lời Chúa: Ga 14, 22: " Ông Giu-đa không phải Giu-đa Is-ca-ri-ốt nói với Chúa Giê-su: "Thưa Thầy tại sao Thầy phải tỏ mình ra cho chúng con mà không tỏ mình cho thế gian?" Chúa Giê-su đáp: "Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy . Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.": Ông Giu-đa tưởng là Chúa chỉ chỉ dạy các ông mà không chỉ dạy cho người ngoài, nhưng câu trả lời của Chúa có nghĩa rằng: không chỉ riêng các tông đồ mà bất cứ ai yêu mến Chúa, nghe và tuân giữ Lời Chúa, đều được Chúa soi lòng mở trí, trái lại Chúa phải dùng dụ ngôn để giấu nhẹm những kẻ không yêu mến Chúa, không nghe và tuân giữ Lời Chúa: Lc 8, 9-10: "Các môn đệ hỏi Người dụ ngôn ấy có nghĩa gì?" Người đáp: "Các con thì được ơn hiểu biết mầu nhiệm Nước Thiên Chúa, còn với kẻ khác thì phải dùng dụ ngôn để chúng nhìn mà không nhìn, nghe mà không hiểu."
     Hai điều kiện trên đều nằm trong Định Luật "Có mới được cho" là CÓ khiêm nhường, thiện hảo, yêu mến Chúa, nghe và tuân giữ luật Chúa thì Chúa sẽ CHO hiểu Lời Chúa và nhận biết Chúa là những kẻ tốt lành có công phúc, còn những ai không có lòng nhân đức, không yêu mến Chúa, không nghe và tuân giữ luật Chúa là những kẻ không có công phúc thì không được cho: "Nhìn mà không nhìn, nghe mà không hiểu." Cho nên nhiều người càng đọc Kinh Thánh càng không hiểu, càng không tin vì họ tìm thấy nhiều sai sót như: "Thầy bảo thật các con, các con chưa đi hết các thành Is-ra-en thì Con Người đã đến", "Các vì tinh tú từ trời rơi xuống", "Trò không hơn Thầy", "Đêm đến không thể làm việc được." Và họ tìm thấy nhiều lẩm cẩm ngớ ngẩn khác mà buồn chán thất vọng từ bỏ.
     Nhưng Chúa Giê-su là Thiên Chúa toàn năng toàn trí, Người tính toán mọi sự đều khoa học vượt hẳn khoa học con người, lý lẽ của Người vượt trội hẳn lý lẽ thiên hạ, cho nên những ai không sống tốt lành, không chút khiêm hạ, không hề lọt tai và tuân giữ những điều Chúa răn dạy, đều không được soi sáng để tìm thấy sự khôn ngoan khoa học của Kinh Thánh.
     Suốt ba năm rao giảng, nếu Chúa Giê-su chỉ định cho thánh Mát-thêu hoặc thánh Gio-an ghi chép lại mọi lời nói việc làm của Chúa thì ngày nay chúng ta sẽ có một cuốn Tin Mừng duy nhất, đầy đủ chi tiết và chuẩn xác, nhưng Chúa Giê-su có cách của Thiên Chúa: Ga 16, 12-15: "Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em." Bởi vậy khi Lời Chúa được rao giảng nhiều nơi và nhiều người đã tin theo Chúa, các tông đồ mới nghĩ đến việc ghi chép lại, và đúng như dự định của Chúa Giê-su Ky-tô: Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn chỉ dạy các tông đồ cách viết, cách diễn đạt hòa hợp cả bốn cuốn Phúc Âm sao cho hoàn chỉnh Giáo Huấn của Người. Cho nên chúng ta thấy nhiều dụ ngôn, nhiều sự việc, nhiều câu nói... Nếu đem so sánh giữa bốn cuốn Phúc Âm thì rõ ràng có những khác biệt, xem như sự nhớ lại hoặc sự nghe kể lại của mỗi tác giả mỗi khác, nhưng thật ra việc đó nằm trong chương trình, trong dự định của Chúa Giê-su Ky-tô để Chúa Thánh Thần hướng dẫn các tông đồ làm đầy đủ ý nghĩa những điều Chúa Giê-su muốn truyền đạt cho nhân loại, như khi Chúa Giê-su giảng giải về Nước Trời, Người đã phải dùng nhiều dụ ngôn như "Gieo giống", "Viên ngọc quý", "Hũ vàng", "Hạt cải"... Để diễn đạt ý nghĩa tầm mức: cần thiết, quan trọng, quý giá, lợi ích, vô cùng vô tận của Nước Trời. Hoặc nhiều điều rất cần thiết quan trọng, mà Chúa không nói ngay một lượt mà phải chờ cơ hội khác mới tiết lộ thêm, để phải hiểu được đoạn này mới hiểu nổi đoạn kia. Vậy thì việc mà chúng ta tưởng là "tam sao thất bản", "ông nói gà bà nói vịt", bất nhất, lảm cẩm, lộn xộn, sai sót thời gian, phản khoa hoc, không thưc tế... Đều là công việc của Chúa Thánh Thần, Đấng thông minh tuyệt đối, khoa học tuyệt đối, Người đã hướng dẫn dạy bảo các thánh Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca, Gio-an, từng ý từng lời, từng chấm từng phết để làm trọn ý Chúa Giê-su Ky-tô, rồi Chúa Thánh Thần lại hướng dẫn Giáo Hội tìm kiếm lựa chọn Bốn sách Tin Mừng trong rất nhiều cuốn sách viết về Chúa Giê-su Ky-tô, Chúa Thánh Thần lại hướng dẫn Giáo Hội biết xử dụng, biết ý nghĩa, biết cách giảng dạy Lời Chúa, và quan trọng nữa là Chúa Thánh Thần còn soi sáng hướng dẫn từng người tùy công phúc của họ, theo đúng Định Luật "Có mới được cho", để họ có thể đọc, nghe, hiểu, mà tuân giữ Lời Chúa để được ơn cứu độ. Ngược lại, những kẻ không có thì không được cho, và chính những sự tưởng là "tam sao thất bản", "ông nói gà bà nói vit", bất nhất, lẩm cẩm, lộn xộn, sai sót thời gian, phản khoa học, không thực tế...  Đều là những thứ, những cách để giấu nhẹm, để xua đuổi những kẻ KHÔNG CÓ.
                                                                                                                              2001

     



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Cũng như phần đầu của sách Sáng Thế, đoạn Kinh Thánh đầy thi vị mộng mơ này ần chứa những công việc vô cùng trọng đại của Thiên Chúa.
Chúng ta cậy trông khấn xin Đức Mẹ mà được những ơn cứu giúp rất lạ lùng phần hồn phần xác, và chúng ta thấy tỏ tường : gia đình, giáo xứ, địa phận, đất nước và cả Giáo Hội được Đức Mẹ che chở cho khỏi bao tai ương nguy khốn. Và rất nhiều người thuộc các tôn giáo khác cũng kính mến và kêu xin Đức Mẹ vì họ cũng được ơn cưú giúp. Vậy bởi lẽ nào mà Người có quyền năng cả thể làm vậy?
Chúng ta cậy trông khấn xin Đức Mẹ mà được những ơn cứu giúp rất lạ lùng phần hồn phần xác, và chúng ta thấy tỏ tường : gia đình, giáo xứ, địa phận, đất nước và cả Giáo Hội được Đức Mẹ che chở cho khỏi bao tai ương nguy khốn. Và rất nhiều người thuộc các tôn giáo khác cũng kính mến và kêu xin Đức Mẹ vì họ cũng được ơn cưú giúp. Vậy bởi lẽ nào mà Người có quyền năng cả thể làm vậy?
Có ai thấy hoặc đụng chạm sờ mó được linh hồn chưa? Có ai cảm nhận được chính linh hồn mình chưa?
Theo sách Sáng Thế, nếu tính dòng dõi từ thời Thiên Chúa tạo dựng trời đất cùng Adam E-và đến thời chúng ta thì chưa đầy mười ngàn năm, nhưng khoa học đã chứng minh rõ ràng: Vũ trụ đã hình thành gần mười lăm tỷ năm, sinh vật đã sinh sôi hàng tỷ năm, con người đã có dấu vết hàng triệu năm. Vậy câu chuyện A-dam E-và hiểu theo nghĩa thường là tổ phụ nhân loại thì thật là vô lý, phản khoa học. Còn "Tội tổ tông" là truyện con rắn dụ bà E-và nên hai ông bà cùng phạm tội ăn trái cấm rồi bị đuổi ra khỏi Eden, từ đó con cháu bị tội truyền mà mất hạnh phúc và phải chết, mà hiểu theo nghĩa thường thì càng thần thoại hoang đường hơn.
Theo sách Sáng Thế, nếu tính dòng dõi từ thời Thiên Chúa tạo dựng trời đất cùng Adam E-và đến thời chúng ta thì chưa đầy mười ngàn năm, nhưng khoa học đã chứng minh rõ ràng: Vũ trụ đã hình thành gần mười lăm tỷ năm, sinh vật đã sinh sôi hàng tỷ năm, con người đã có dấu vết hàng triệu năm. Vậy câu chuyện A-dam E-và hiểu theo nghĩa thường là tổ phụ nhân loại thì thật là vô lý, phản khoa học. Còn "Tội tổ tông" là truyện con rắn dụ bà E-và nên hai ông bà cùng phạm tội ăn trái cấm rồi bị đuổi ra khỏi Eden, từ đó con cháu bị tội truyền mà mất hạnh phúc và phải chết, mà hiểu theo nghĩa thường thì càng thần thoại hoang đường hơn.
Đoạn mở đầu sách Sáng Thế mô tả Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ và vạn vật trong vòng sáu ngày, đã từng là đề tài cho nhiều người nhạo báng chê bai: phản khoa học, không đúng tiến trình thời gian, chuyện hoang đường lẩm cẩm... . Người Đạo Chúa một số không để ý tới, có số cũng quan tâm nhưng cho rằng trí khôn mình chẳng thấm vào đâu, cứ vững tin Giáo Hội, vững tin nơi Chúa là đủ. Nhưng có số người thắc mắc nghĩ ngợi sinh buồn chán.
Đoạn mở đầu sách Sáng Thế mô tả Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ và vạn vật trong vòng sáu ngày, đã từng là đề tài cho nhiều người nhạo báng chê bai: phản khoa học, không đúng tiến trình thời gian, chuyện hoang đường lẩm cẩm... . Người Đạo Chúa một số không để ý tới, có số cũng quan tâm nhưng cho rằng trí khôn mình chẳng thấm vào đâu, cứ vững tin Giáo Hội, vững tin nơi Chúa là đủ. Nhưng có số người thắc mắc nghĩ ngợi sinh buồn chán.
Cũng như phần đầu của sách Sáng Thế, đoạn Kinh Thánh đầy thi vị mộng mơ này ần chứa những công việc vô cùng trọng đại của Thiên Chúa.