8- NHỮNG ĐOẠN KHÓ HIỂU

10 Tháng Hai 20164:56 CH(Xem: 21103)
8- NHỮNG ĐOẠN KHÓ HIỂU

                                                              

                                                      8- NHỮNG ĐOẠN KHÓ HIỂU

        Nhiều người đọc Phúc Âm thấy những câu xem ra khó hiểu cho là tại "Tam sao thất bản", hoặc tại phong tục Do-thái khác lạ. Thật ra, Phúc Âm Chúa Giê-su thì những từ, những câu, những đoạn có vẻ khó hiểu lại là những điều cốt lõi quan trọng. Những câu những chữ dưới đây chính người viết đã thắc mắc trăn trở nhiều năm.

                1 BÀ
        Tiệc cưới Ca-na đang vui thì hết rượu, Mẹ Chúa Giê-su đến nói với Người: "Họ hết rượu rồi."  Chúa Giê-su trả lời: "Hỡi Bà, giữa tôi với Bà nào có can chi ? Giờ tôi chưa đến." (Ga 2, 1-11).
       Giờ lâm chung trên thập giá, khi thấy Đức Mẹ đứng bên thánh Gio-an, Chúa Giê-su thưa cùng Mẹ Người: "Hỡi Bà, này là con Bà." (Ga 19, 25-27). 
       Trước tiên chúng ta thấy tính trung thực của Phúc Âm, vì có thể các nhà dịch soạn Phúc Âm cũng thắc mắc khó hiểu mà không hề dịch khác đi chút nào.

       Câu "Họ hết rượu rồi" của Đức Mẹ rất tự nhiên, làm như Chúa Giê-su có một kho rượu kế bên vậy, điều này cho thấy Đức Mẹ sau ba mươi năm chung sống với Chúa Giê-su đã biết Người quyền phép có thể làm được tất cả mọi sự. Đổi lại, Chúa Giê-su biết Đức Mẹ có nguồn công phúc cao cả vô tận, sẽ được thưởng chức vị cao trọng vinh hiển trên trời, cho nên BÀ là từ ngữ xưng hô giữa Chúa tể trời đất với Đấng có quyền thế trên các thiên thần và các thánh, vì BÀ là Mẹ Thiên Chúa, vì không có Bà nhân loại không có Chúa Cứu Thế và không được cứu chuộc. Chữ BÀ chỉ được xưng hô trong sự kiện đặc biệt quan trọng: Đức Mẹ đang nài ép Chúa Giê-su làm phép lạ, mà từ đó sẽ khởi sự Đại Cuộc Cứu Độ của Người vì như Chúa đã nói: "Giờ tôi chưa đến".
        Trong giờ lâm chung của Chúa Giê-su trên thập giá, tiếng xưng BÀ là từ ngữ xưng hô của Vua vũ trụ với Nữ Vương Thiên Đàng, trong một sự kiện vô cùng trọng đại là trối trăn trao phó, để nhân loại có một Người Mẹ với nguồn công phúc vô tận, có quyền năng thần thế mà cứu giúp, bênh vực, chở che con cái gian trần. Cho nên chính chữ BÀ giúp chúng ta hiểu việc trối trăn trên thập giá của Chúa mang tính chất trọng đại cả thể, vì nếu Chúa Giê-su chỉ đơn thuần trối Đức Mẹ cho thánh Gio-an bảo bọc thì Chúa chỉ dùng chữ "Mẹ".

               2-RẮN KHÔNG KHÔN. 
       Mt 10, 16: "Này Thầy sai các con đi như những CON CHIÊN giữa SÓI RỪNG: vậy các con hãy ở khôn ngoan như CON RẮN và đơn sơ như BỒ CÂU."
       Rắn là loài đần độn so với các loài vật, nhưng có nọc độc lại lẩn khuất chui rúc bụi bờ, Chúa Giê-su cũng như thánh Gio-an Tẩy Giả đã dùng từ "con rắn" để chỉ kẻ độc ác. Nhưng Chúa lại khuyên chúng ta khôn như rắn, như thế Chúa bảo chúng ta bắt chước kẻ độc ác sao? Không phải, vì Chúa Giê-su đã kể dụ ngôn "Tên đầy tớ bất lương" và kết luận: "Con cái thế gian(tức là kẻ độc ác, là con rắn) khôn ngoan hơn con cái sự sáng trong việc cư xử với đồng loại."
       Vậy trong một câu vắn gọn, Chúa Giê-su đã dùng tới bốn con vật để sánh ví với người hiền kẻ dữ, người tốt lành kẻ ác độc và căn dặn các môn đệ là các ông sẽ phải tiếp xúc với nhiều kẻ dữ dằn cay độc, nên phải hết sức khôn khéo dù vẫn hiền lành ngay thật.         
                 
                3-NGƯỜI GIẦU KHÓ VÀO NƯỚC THIÊN CHÚA.
       Khi Chúa Giê-su khuyên người giầu có nọ hãy bán hết những gì anh ta có để phân phát cho người nghèo, rồi hãy đến theo Chúa, thì anh ta buồn bã bỏ đi, và Chúa phán: Mt 10, 25: "Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu vào nước thiên đàng."
       Thưa vì ngoài Định Luật "Trả hết đồng xu cuối cùng", lại còn Đinh Luật cao hơn là "Nhận bao nhiêu thì phải cho đi bấy nhiêu" ("Được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều"): chỉ đơn giản là người "Cậy dựa vào tiền của" được sung sướng thoải mái, được nể nang trọng vọng, bẩm bái, xu nịnh, tâng bốc, lạ gì thói chuộng tiền của ở đời.  Mà hằng ngày họ đã NHẬN quá nhiều, thì đâu còn cơ hội, đâu còn thời gian nữa để mà CHO đi, cho nên người giầu có đôi khi còn khó vào Nước Trời hơn cả kẻ tội lỗi, vì kẻ tội lỗi còn có cơ hội đền bù bằng những thiếu thốn, nghèo hèn, nhục nhã, khổ đau... Còn người giầu có thì lại không có những thứ đó.
                4- ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA MỌI SỰ ĐỀU CÓ THỂ.
     Sau khi Chúa phán: "Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu vào nước thiên đàng" thì các môn đệ Chúa kinh ngạc: Mc 10, 26-27: Các ông càng sửng sốt hơn nữa và nói với nhau: "Thế thì ai có thể được cứu?" Chúa Giê-su nhìn thẳng các ông mà nói: "Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được."
      Chúa chỉ làm được mọi sự trong các định luật của Người, trong đó có Định Luật "Có mới được cho" là kẻ nào CÓ lòng đạo hạnh tốt lành thường thì Chúa CHO sự gìn giữ để khỏi phải trở nên giầu có, còn kẻ nào có tiền của mà còn CÓ lòng đạo hạnh nhân đức trong ân nghĩa Chúa, thì Người CHO là tìm mọi cách gửi những mất mát tình cảm, những đau đớn tinh thần, hằng ngày hằng giờ (Nhưng phải CÓ lòng tốt việc tốt mới được Chúa CHO) để bù đắp những dư giả sung túc. Chỉ có cách đó người giầu mới vào được Nước Trời.
               5-  MỘT CHẤM MỘT PHẾT.
     Mt 5, 18-19: "Vì Ta bảo thật các con, cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm một phết trong Bộ luật cũng không bỏ sót cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai hủy bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất và dạy người khác làm như vậy sẽ là người nhỏ nhất trong Nước Trời, trái lại ai giữ và dạy người ta những điều đó, sẽ được coi là người cao cả trong Nước Trời."
        Bộ Luật có nhiều khác biệt, thậm chí ngược lại với Giáo Huấn Chúa Ky-tô. Vậy nói  "Một chấm một phết" là cách Chúa căn dặn chúng ta hãy bảo tồn gìn giữ Bộ Luật chính xác y nguyên như vậy, không được phép thay đổi, sửa chữa, cắt xén chút nào, để nhờ còn nguyên vẹn mà chúng ta có thể tra dò, tìm kiếm, phân tích tỷ mỉ "Từng chấm từng phết" hầu tìm thấy những điều khôn ngoan, cần thiết, quý giá, quan trọng trong Bộ Luật như Giáo Hội đã và đang thực hiện: MK 15: "Các Ky-tô hữu phải thành kính đón nhận các sách Cựu Ước, vì các sách này DIỄN TẢ một cảm thức sâu sắc về Thiên Chúa, TÀNG TRỮ những lời giáo huấn cao siêu về Người, những tư tưởng khôn ngoan về đời sống con người, những kho tàng tuyệt diệu, và sau cùng, ẨN CHỨA mầu nhiệm cứu rỗi chúng ta."
                 6- CÓ MỚI ĐƯỢC CHO.
       Mt 13, 10-13: "Các môn đệ đến gần thưa với Người rằng: "Tại sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ?" Người đáp lại: "Về phần các con, đã cho biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết. Vì ai đã có thì ban cho họ được có dư dật; còn kẻ không có thì cái họ có cũng bị lấy đi."
       Như đã nói trong "Những Định Luật Siêu Nhiên" thì CÓ MỚI ĐƯỢC CHO là một trong ba định luật mà Thiên Chúa đã tạo dựng trước khi tạo dựng trời đất. Nên dù muốn cứu rỗi toàn thể nhân loại, dù muốn mọi người nghe lời Chúa phải hiểu mà tin Chúa để được cứu, nhưng vì định luật đó nên bắt buộc Chúa phải dùng dụ ngôn hoặc nói xa nói bóng, rồi tùy sự CÓ công phúc của mỗi người mà CHO sự soi sáng để họ hiểu.
              7- CHÚA HỨA GÌ Ở THẾ GIAN ?
       Mc 10, 28-30: "Phê-rô thưa cùng Người rằng: "Phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy." Chúa Giê-su trả lời rằng: "Thầy bảo thật các con, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, ruộng nương vì Thầy và vì Phúc Âm mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm về nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái và ruộng nương CÙNG VỚI SỰ BẮT BỚ, và đời sau được sự sống vĩnh cửu."
         Tất cả những gì thuộc về chúng ta như TÌNH, TIỀN, TÀI, DANH VỌNG, ĐỊA VỊ... Nếu chúng ta càng tham lam khao khát thì càng thiếu càng hụt, càng đau khổ buồn phiền vì đã có rất nhiều mà bao giờ cũng muốn nhiều hơn, đầy tràn hơn. Nhưng trông cậy ơn Chúa để càng coi rẻ tiền bạc chúng ta càng cảm thấy thừa thãi dư giả, càng lánh xa công danh quyền chức chúng ta càng ung dung nhàn hạ, càng hãm dẹp xác thịt tình ái chúng ta càng thoải mái dễ chịu. Từ bỏ tất cả mà theo Chúa chúng ta sẽ được gấp trăm là theo ý này. Còn bắt bớ ngược đãi, đau khổ nhục nhã mới là con đường Chúa dành cho chúng ta để tạo công phúc cơ nghiệp theo đúng các định luật của Chúa mà sẽ được thưởng cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu đời đời trong Nước Chúa.
               8- CHÚA CÓ ĐẾN SỚM VẬY KHÔNG ?
       Mt 10, 23: "Khi người ta bắt bớ các con trong thành này thì hãy trốn sang thành khác. Thầy bảo thật các con: Các con sẽ không đi hết các thành Is-ra-en thì Con Người đã đến.": Câu này là một trong những câu làm nhiều người ngờ vực Phúc Âm Chúa, vì họ hiểu "Con Người đến" theo nghĩa "Ngày chung tận" của nhân loại, nên người ta đặt câu hỏi: Is-ra-en có bao nhiêu thành đâu mà giờ này Chúa vẫn chưa đến?
       Nhưng như đã thấy trong đoạn "Ngày cánh chung" thì "Con Người đến" có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là Con Người đến trong ngày sau hết: "Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người ngự đến trên đám mây với quyền năng và vinh quang." Và nghĩa thứ hai của Con Người đến là Chúa đến trong giờ sau hết của cuộc đời chúng ta: "Vậy các con hãy sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến." Cho nên đoạn Phúc Âm trên là Chúa báo cho các tông đồ biết: chẳng bao lâu nữa Chúa sẽ đón các ông về hưởng vinh quang với Người, ngoại trừ thánh Gio-an thì Người để sống lâu hơn, và Người đã nói xa xôi về việc đó: "Nếu Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi Thầy đến thì việc gì đến con? Phần con, con cứ theo Thầy." Như vậy Chúa cũng báo trước cách khéo léo là Người sẽ đến đón thánh Gio-an trễ hơn. Và thánh Gio-an đã "Ở lại" cho tới khi Chúa đến đón ngài.
               9-BAN NGÀY - BAN ĐÊM.
       Trước khi chữa lành một người mù từ lúc mới sinh, Chúa Giê-su phán: Ga 9, 4-5: "Chúng ta phải làm những việc của Đấng đã sai Thầy khi trời còn sáng; đêm đến, không ai có thể làm việc được. Bao lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian."
         Ngày là thời giờ, là giai đoạn Chúa Giê-su trong quyền lực Thiên Chúa, Người đầy quyền năng, Người trấn áp sự dữ, Người xua đuổi khử trừ ma quỷ, Người làm được mọi sự ngoài tầm với của khoa học. Nhưng "ban đêm" là giai đoạn Chúa nhường cho "quyền lực tối tăm", là lúc Đức Chúa Giê-su từ bỏ mọi quyền lực và hoàn toàn trong tính con người, trong tính xác thịt để bị trao nộp vào tay kẻ hung ác tay sai ma quỷ, như thế Chúa Giê-su mới có cơ hội lập công trong đau khổ nhục nhã, trong cái chết vô cùng đau đớn thảm thương, mới đủ công trạng để đền bù cứu chuộc nhân loại cách dư dật từ khi có con người cho đến tận thế. 
       
                 10- MA QUỶ CÁM DỖ CHÚA?
       Nhân nói đến "Ngày" và "đêm", chúng ta bàn đến việc trong Phúc Âm có đoạn Chúa Giê-su bị quỷ cám dỗ (Mt 4, 1-11,  Mc 1, 1-13,  Lc 4, 1-13). Có thể chúng ta có những suy nghĩ rằng : Nếu Chúa Giê-su là Chúa cả trời đất thì quỷ phải biết mà trốn chạy thật xa, chứ sao lại dám đem Chúa lên núi, lên nóc Đền Thờ mà buông lời xúc phạm như vậy?
       Nhưng chính đoạn Chúa bị quỷ cám dỗ này lại thêm bằng chứng về nghĩa của chữ "Ngày" và "đêm": NGÀY là thời giờ Chúa Giê-su trong quyền lực của Thiên Chúa thì các ma quỷ khiếp sợ kinh hồn bạt vía, run rẩy trốn chạy, còn các thiên thần chầu lậy hầu hạ và tuân hành mọi chỉ thị của Người. ĐÊM là lúc Chúa từ bỏ hết quyền năng nên quỷ lộng hành xúc phạm, dám cám dỗ Chúa. Cũng như đến giờ Chúa chịu nạn chịu chết, Người vất bỏ mọi quyền lực Thiên Chúa và hoàn toàn mặc lấy tính xác thịt con người, như vậy Người mới có thể tạo nên công nghiệp. 
                  11- CỦA THÁNH.
        Mt 7, 6: "Đừng lấy của thánh mà cho chó, đừng vất ngọc trai trước mặt heo kẻo chúng giày đạp dưới chân rồi quay lại cắn xé các con."
        Giáo Huấn Chúa Ky-tô vô cùng cao trọng quý giá ví như của thánh, ví như châu ngọc, vì Định Luật "Có mới được cho" nên Chúa không thể ban cho những kẻ tham lam gian ác không có công phúc ví như chó, như heo, mà Người phải dùng dụ ngôn hoặc nói xa xôi bóng gió để chỉ soi sáng cho những người chân thật tốt lành, có công phúc.  
                 12- KHÔNG CÓ SỨC CHỊU NỔI.
          Ga 16, 12-15: "Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ anh em KHÔNG CÓ SỨC CHỊU NỔI."
           Như chúng ta biết về Định Luật "Nhận bao nhiêu thì hãy cho đi bấy nhiêu" thì sự nhận Giáo Huấn và những sự tiết lộ của Chúa Giê-su Ky-tô là sự NHẬN trực tiếp từ Thiên Chúa, nên sự NHẬN đó vô cùng lớn lao mà nhân loại phải TRẢ cho Thiên Chúa cách tương xứng. Cho nên vì thương chúng ta, vì lợi ích của chúng ta, Chúa Giê-su chỉ rao giảng những điều cần thiết, không thừa thãi phí phạm, cũng như Chúa Giê-su không làm những phép lạ quá vĩ đại, quá tỏ tường, và khi rao giảng những điều rất quan trọng cần thiết, Chúa thường dùng dụ ngôn để che giấu, hoặc nói nơi này một ý, nơi khác một ý. Nhưng khi Chúa Giê-su đã về trời, thì Đức Chúa Thánh Thần thực hiện Định Luật "Có mới được cho" là chờ chúng ta CÓ, Người mới CHO như thêm sức, soi dẫn các tông đồ rao giảng Lời Chúa, hướng dẫn các thánh sử ghi chép lại Lời Chúa, chỉ dạy Giáo Hội chọn lựa bốn sách Tin Mừng trong rất nhiều cuốn sách viết về Lời Chúa, dạy dỗ các đấng bậc trong Giáo Hội biết đường hướng giảng dạy Giáo Huấn của Chúa và nhất là chỉ bảo từng người tùy công phúc của họ, để họ am hiểu và thực hành Lời Chúa: "Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết tất cả những gì sẽ xảy đến."
                 13- CAO TRỌNG HƠN THÁNH GIO-AN ?
          Ga 11, 11: "Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn Gio-an Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông.": 
            Khi gia nhập Giáo Hội, chúng ta được rửa tội nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần, thì Thánh Thể Thiên Chúa Ba Ngôi liền ngự trị vào linh hồn thể xác chúng ta, linh hồn và thể xác chúng ta được hòa nhập vào Thánh Thể Thiên Chúa Ba Ngôi, linh hồn bất tử của chúng ta được nén ướp nuôi dưỡng bằng Thịt Máu bất tử của Thánh Thể Thiên Chúa Ba Ngôi. Và được thánh hóa, dậy dỗ, khuyên nhủ, ủi an, che chở bởi các phép bí tích khác nhất là Bí Tích Thánh Thể. Vậy thử hỏi có ai trên trần gian này cao trọng hơn một kẻ nhỏ bé nhất trong Giáo Hội.
                  14- KHÔNG ĐƯỢC XÉT ĐOÁN?
          Lc 7, 37: " Các con đừng xét đoán, thì các con sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Các con đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Các con hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.": Nhiều người cho Chúa nói vậy là việc xét đoán chỉ dành cho Thiên Chúa. 
            Không phải như vậy đâu ! Chúng ta đã hiểu quá sai lời Chúa ! Không xét đoán rồi chúng ta cứ treo cái lỗi của người ta lơ lửng như vậy suốt đời sao ? Có phải mỗi ngày trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, có tới hàng trăm việc cần phải xét đoán không? Nào việc thuộc của vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh em, bạn bè, lối xóm... Nhưng ý của Chúa là chúng ta phải xét đoán mọi sự thật công bằng và hơn thế là phải cảm thông, độ lượng, khoan dung, tha thứ, như ý của câu sau cùng: "Các con hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.": đây mới là ý Chúa muốn nói. 
                  15-SỰ THẬT.
           -Ga 18, 37: Ông Phi-la-tô liền hỏi: "Vậy ông là vua sao?" Chúa Giê-su đáp: "Chính ngài nói tôi là vua. Tôi sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho SỰ THẬT. Ai đứng về SỰ THẬT thì nghe tiếng tôi." Ông Phi-la-tô nói với Người: "SỰ THẬT là gì?"
             - Nghĩa thứ nhất của SỰ THẬT là sự tiết lộ của Chúa Giê-su trong Giáo Huấn của Người là LỜI CHÚA. LỜI CHÚA tồn tại đời đời: "Trời đất sẽ qua đi nhưng LỜI THẦY nói chẳng qua đâu."
            - Nghĩa thứ hai: Ga 14, 23: "Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, Cha Thầy và Thầy sẽ đến và Ở LẠI VỚI NGƯỜI ẤY." Có nghĩa rằng ai được Thiên Chúa ngự trong lòng (Thịt Máu Chúa đan kết hồn xác) thì mới được soi dẫn để nghe tiếng Chúa, hiểu Lời Chúa. Vậy SỰ THẬT  chính là THÁNH THỂ THIÊN CHÚA. Và THÁNH THỂ THIÊN CHÚA và LỜI CHÚA, cả hai là SỰ THẬT. Vì mọi sự đều thay đổi, đều qua đi, duy có SỰ THẬT thì tồn tại muôn đời.
                  16-ĐƯỜNG, SỰ THẬT, SỰ SỐNG.
          -Ga 14, 6: Chúa Giê-su đáp: "Chính Thầy là ĐƯỜNG, là SỰ THẬT và là SỰ SỐNG. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy.": 
           ĐƯỜNG : Là sự hướng dẫn dạy bảo của Thiên Chúa:  Thứ nhất là LỜI CHÚA. Thứ hai : Quyền năng Thiên Chúa bao trùm đan kết chúng ta : THÁNH THỂ THIÊN CHÚA.
             SỰ THẬT: LỜI CHÚA và THÁNH THỂ THIÊN CHÚA.
            SỰ SỐNG: Sự hướng dẫn của LỜI CHÚA . Hai là THÁNH THỂ  THIÊN CHÚA.
             Vậy ĐƯỜNG, SỰ THẬT, SỰ SỐNG cả ba cùng một nghĩa là LỜI CHÚA và THÁNH THỂ THIÊN CHÚA. 
                  17- LINH HỒN ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG BẰNG SỰ THẬT.
           -Ga 17, 17: "Xin Cha lấy SỰ THẬT mà thánh hiến họ. Lời Cha là SỰ THẬT.": Đức Chúa Giê-su cầu xin Đức Chúa Cha thánh hóa linh hồn chúng ta bằng hai thứ: THÁNH THỂ THIÊN CHÚA và LỜI CHÚA.  
             Và điều tiết lộ tuyệt vời là: trong vũ trụ chỉ có hai thứ không biến đổi và tồn tại đời đời, đó là THÁNH THỂ THIÊN CHÚA và LỜI CHÚA, và cả hai được gọi là SỰ THẬT.
                  18- THỜ PHƯỢNG CHÚA TRONG SỰ THẬT.
                   -Ga 4, 23-24: "Nhưng giờ đã đến -và chính là lúc này đây- giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong THẦN KHÍ và SỰ THẬT, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là THẦN KHÍ, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong THẦN KHÍ và SỰ THẬT.": Đoạn Kinh Thánh này minh chứng thật rõ ràng hiển nhiên: THẦN KHÍ VÀ SỰ THẬT là THÁNH THỂ THIÊN CHÚA VÀ LỜI CHÚA.

           
      19- TỘI KHÔNG ĐƯỢC THA.
               -Mt 12, 32: "Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau.": Chúa Giê-su dùng quyền năng Chúa Thánh Thần để trừ qủy mà những người Pha-ri-sêu lại dám nói Chúa dựa thế qủy Ben-dê-bun, như thế là họ đã xúc phạm đến Chúa Thánh Thần.
                  Nói phạm đến Chúa Giê-su khi Người đang trong thân phận LÀM NGƯỜI, thì có thể được tha nhưng nói phạm đến Đức Chúa Giê-su trên Ngôi Vị Thiên Chúa và Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa thì không được tha, có nghĩa: "Báng bổ Thiên Chúa" cách CỐ TÌNH, CÔNG KHAI, NGHIÊM TRỌNG thì không được tha cả đời này lẫn đời sau, Ý nói đến nhũng kẻ hoàn toàn cậy dựa vào ma quỷ, tuyệt đối kiêu ngạo coi mình lớn hơn cả Thiên Chúa, phớt lờ ơn Chúa Thánh Thần mà không bao giờ xám hối ăn năn.                                         


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thủa xưa cha ông chúng ta ngỡ rằng Thiên Chúa chỉ tạo dựng mặt đất với mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú gắn vào nền trời, mà Thiên Chúa đã được tôn thờ là Đấng vô cùng cao trọng quyền phép, nhưng nhờ khoa học đã khám phá ra cả một vũ trụ bao la vô cùng vô tận hàng tỷ tỷ tinh tú, và những sự sắp xếp kỳ diệu trong việc tạo dưng mọi vật mọi loài, chúng ta mới nhận ra Thiên Chúa là Đấng cao trọng, tài năng quyền phép muôn muôn trùng trùng.
Có người cho rằng bánh rượu trong PHÉP THÁNH THỂ chỉ là biểu tượng; nghi thức bẻ bánh chỉ để tưởng nhớ đến Chúa Ky-tô. Cũng có người cho rằng ăn bánh uống rượu đó dù sao cũng được on Chúa.
Thủa xưa cha ông chúng ta ngỡ rằng Thiên Chúa chỉ tạo dựng mặt đất với mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú gắn vào nền trời, mà Thiên Chúa đã được tôn thờ là Đấng vô cùng cao trọng quyền phép, nhưng nhờ khoa học đã khám phá ra cả một vũ trụ bao la vô cùng vô tận hàng tỷ tỷ tinh tú, và những sự sắp xếp kỳ diệu trong việc tạo dưng mọi vật mọi loài, chúng ta mới nhận ra Thiên Chúa là Đấng cao trọng, tài năng quyền phép muôn muôn trùng trùng.
Lời Chúa Giesu Kyto được ghi chép quá ít so với các loại sách vở nhưng đã chất chứa đầy đủ mọi lý lẽ khôn ngoan đủ dể cứu độ nhân loại. Phúc Âm Chúa cũng nói rất ít về Đức Mẹ, nhưng chỉ một số đoạn ngắn mà chúng ta có thể tìm thấy tất cả các bằng chứng về các nhân đức của Người. Những công phúc đó đã tạo nên vô vàn công phúc để Đức Mẹ được Chúa thưởng dịa vị cao trọng nhất dưới ngai Thiên Chúa
Lời Chúa Giesu Kyto được ghi chép quá ít so với các loại sách vở nhưng đã chất chứa đầy đủ mọi lý lẽ khôn ngoan đủ dể cứu độ nhân loại. Phúc Âm Chúa cũng nói rất ít về Đức Mẹ, nhưng chỉ một số đoạn ngắn mà chúng ta có thể tìm thấy tất cả các bằng chứng về các nhân đức của Người. Những công phúc đó đã tạo nên vô vàn công phúc để Đức Mẹ được Chúa thưởng dịa vị cao trọng nhất dưới ngai Thiên Chúa
Lòng kính mến Đức Mẹ đã có từ thời Chúa Giê-su còn rao giảng: khi nhận ra Chú cao trọng quyền năng, người ta kính mến ngưỡng mộ vị sinh thành ra Người: "Phúc thay dạ đã cưu mang Người, phúc thay vú đã cho Người bú mớm."
Có người cho rằng bánh rượu trong PHÉP THÁNH THỂ chỉ là biểu tượng; nghi thức bẻ bánh chỉ để tưởng nhớ đến Chúa Ky-tô. Cũng có người cho rằng ăn bánh uống rượu đó dù sao cũng được on Chúa.
Phải hiểu Kinh Thánh mới biết Kinh Thánh vô cùng khoa hoc, mà chỉ được Thiên Chúa soi sáng mới hiểu được Kinh Thánh: Ga 6, 45: "Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết thảy mọi người phải được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Cha, thì sẽ đến với Ta"
Cũng như phần đầu của sách Sáng Thế, đoạn Kinh Thánh đầy thi vị mộng mơ này ần chứa những công việc vô cùng trọng đại của Thiên Chúa.
Cũng như phần đầu của sách Sáng Thế, đoạn Kinh Thánh đầy thi vị mộng mơ này ần chứa những công việc vô cùng trọng đại của Thiên Chúa.