7- KINH THÁNH KHOA HỌC

10 Tháng Hai 201612:17 CH(Xem: 17967)
7- KINH THÁNH KHOA HỌC


                                                               7- KINH THÁNH KHOA HỌC.

      Phải hiểu Kinh Thánh mới biết Kinh Thánh vô cùng khoa học, mà chỉ được Thiên Chúa soi sáng mới hiểu được Kinh Thánh: Ga 6, 45: "Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết thảy mọi người phải được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Cha, thì sẽ đến với Ta." Hoặc như theo thánh Mát-thêu: "Cha Ta đã trao phó mọi sự cho Ta và không ai biết rõ Người Con ngoại trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết rõ Chúa Cha ngoại trừ Người Con và những kẻ Người Con muốn mặc khải cho."
     Nhưng thiên hạ còn nhiều người chưa nhận biết Chúa, khinh chê Lời Chúa, vậy thì ai là người được dậy dỗ, ai là kẻ được mặc khải? 
     -Điều kiện trước hết là khiêm tốn: Lc 10, 21: "Lạy Cha là Chúa tể trời đất, con xin ngợi khen Cha vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những kẻ bé mọn, vâng lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha." Chúa Giê-su không nói "Những bậc khôn ngoan thông thái" theo nghĩa thường, vì rất nhiều người tài cao học rộng cũng nhận biết Chúa, nhưng Người muốn ám chỉ những kẻ tự phong mình là khôn ngoan thông thái, những kẻ kiêu căng tự phụ thì không thể hiểu được Lời Chúa, nói đúng ra là bị Chúa giấu nhẹm không cho hiểu. Ngược lại "Những kẻ bé mọn" là những người muốn tìm kiếm Chúa, muốn hiểu biết những sự thuộc về Chúa trong tấm lòng nhỏ bé khiêm cung, thì luôn được Chúa soi lòng mở trí để hiểu Lời Chúa.
     Điều kiện thứ hai là: Yêu mến Chúa, nghe và tuân giữ Lời Chúa: Ga 14, 22: " Ông Giu-đa không phải Giu-đa Is-ca-ri-ốt nói với Chúa Giê-su: "Thưa Thầy tại sao Thầy phải tỏ mình ra cho chúng con mà không tỏ mình cho thế gian?" Chúa Giê-su đáp: "Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy . Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.": Ông Giu-đa tưởng là Chúa chỉ chỉ dạy các ông mà không chỉ dạy cho người ngoài, nhưng câu trả lời của Chúa có nghĩa rằng: không chỉ riêng các tông đồ mà bất cứ ai yêu mến Chúa, nghe và tuân giữ Lời Chúa là những kẻ tốt lành có công phúc, đều được Chúa soi lòng mở trí, trái lại Chúa phải dùng dụ ngôn để giấu nhẹm những kẻ không yêu mến Chúa, không nghe và tuân giữ Lời Chúa là những kẻ không có công phúc: Lc 8, 9-10: "Các môn đệ hỏi Người dụ ngôn ấy có nghĩa gì?" Người đáp: "Các con thì được ơn hiểu biết mầu nhiệm Nước Thiên Chúa, còn với kẻ khác thì phải dùng dụ ngôn để chúng nhìn mà không nhìn, nghe mà không hiểu."
     Hai điều kiện trên đều nằm trong Định Luật "Có mới được cho" là CÓ khiêm nhường, thiện hảo, yêu mến Chúa, nghe và tuân giữ luật Chúa, tức là phải có CÔNG PHÚC thì Chúa sẽ CHO hiểu Lời Chúa và nhận biết Chúa, còn những ai không có lòng nhân đức, không yêu mến Chúa, không nghe và tuân giữ luật Chúa thì không được cho: "Nhìn mà không nhìn, nghe mà không hiểu." Cho nên nhiều người đọc Kinh Thánh thay vì càng đọc càng say mê còn họ đọc riết rồi thấy nhàm chán.
     Chúa Giê-su là Thiên Chúa toàn năng toàn trí, Người tính toán mọi sự đều khoa học vượt hẳn khoa học con người, lý lẽ của Người vượt trội hẳn lý lẽ thiên hạ, nhưng ngoài những định luật thiên nhiên Thiên Chúa còn tạo dựng NHỮNG ĐỊNH LUẬT SIÊU NHIÊN trong đó có Định Luật "CÓ MỚI ĐƯỢC CHO" là phải CÓ công phúc mới được CHO ban ơn, cho nên những ai không sống tốt lành, không chút khiêm hạ, không hề lọt tai và tuân giữ những điều Chúa răn dạy, đều không dược soi sáng để tìm thấy sự khôn ngoan khoa học của Kinh Thánh:
     Suốt ba năm rao giảng, nếu Chúa Giê-su chỉ định cho thánh Mát-thêu hoặc thánh Gio-an ghi chép lại mọi lời nói việc làm của Chúa thì ngày nay chúng ta sẽ có một cuốn Tin Mừng duy nhất, đầy đủ chi tiết và chuẩn xác, nhưng Chúa Giê-su có cách của Thiên Chúa: Ga 16, 12-15: "Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em."
        Bởi vậy khi Lời Chúa được rao giảng nhiều nơi và nhiều người đã tin theo Chúa, các tông đồ mới nghĩ đến việc ghi chép lại, và đúng như dự định của Chúa Giê-su Ky-tô: Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn chỉ dạy các tông đồ cách viết, cách diễn đạt hòa hợp cả bốn cuốn Phúc Âm sao cho hoàn chỉnh Giáo Huấn của Người. Cho nên chúng ta thấy nhiều dụ ngôn, nhiều sự việc, nhiều câu nói... Nếu đem so sánh giữa bốn cuốn Phúc Âm thì rõ ràng có những khác biệt, xem như sự nhớ lại hoặc sự nghe kể lại của mỗi tác giả mỗi khác, nhưng thật ra việc đó nằm trong chương trình, trong dự định của Chúa Giê-su Ky-tô để Chúa Thánh Thần hướng dẫn các tông đồ làm đầy đủ ý nghĩa những điều Chúa Giê-su muốn truyền đạt cho nhân loại, như khi Chúa Giê-su giảng giải về Nước Trời, Người đã phải dùng nhiều dụ ngôn dụ ngôn như "Gieo giống", "Viên ngọc quý", "Hũ vàng", "Hạt cải"... Để diễn đạt ý nghĩa tầm mức: cần thiết, quan trọng, quý giá, lợi ích vô cùng vô tận của Nước Trời. Hoặc nhiều điều rất cần thiết quan trọng, mà Chúa không nói ngay một lượt mà phải chờ cơ hội khác mới tiết lộ thêm, để phải hiểu được đoạn này mới hiểu nổi đoạn kia. Vậy thì việc mà chúng ta tưởng là "tam sao thất bản" là công việc của Chúa Thánh Thần, Đấng thông minh tuyệt đối, khoa học tuyệt đối, Người đã hướng dẫn dạy bảo các thánh Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca, Gio-an, từng ý từng lời, từng chấm từng phết để làm trọn ý Chúa Giê-su Ky-tô, rồi Chúa Thánh Thần lại hướng dẫn Giáo Hội tìm kiếm lựa chọn Bốn sách Tin Mừng trong rất nhiều cuốn sách viết về Chúa Giê-su Ky-tô, Chúa Thánh Thần lại hướng dẫn Giáo Hội biết xử dụng, biết ý nghĩa, biết cách giảng dạy Lời Chúa, và quan trọng nữa là Chúa Thánh Thần còn soi sáng hướng dẫn từng người tùy công phúc của họ, theo dúng Định Luật "Có mới được cho", để họ có thể đọc, nghe, hiểu, mà tuân giữ Lời Chúa để được ơn cứu độ. Ngược lại, những kẻ ăn ở không có ĐỨC thì không được hưởng PHƯỚC tức là không CÓ thì không được CHO, và chính những sự tưởng là "tam sao thất bản" là những thứ, những cách để giấu nhẹm những kẻ không có công phúc.
     
                                                   CHÚA GIÊ-SU KY-TÔ PHỤC SINH
                  Chúa Giê-su Ky-tô sống lại từ cõi chết là một trong những bằng chứng giúp chúng ta nhận ra Chúa Giê-su Ky-tô là Con Thiên Chúa, là Ngôi Hai Thiên Chúa, là Đấng Tạo Dựng Trời Đất, mà tin Chúa Giê-su Ky-tô là Thiên Chúa thì việc Người sống lại từ cõi chết là việc hiển nhiên nhưng có số người vẫn nghi ngờ. 
                 Vâng, không chỉ chúng ta mà chính các Tông Đồ đã cùng sống, cùng ăn cùng ở, cùng chia sẻ niềm vui nỗi buồn và từng nghe Chúa giảng dạy cặn kẽ suốt ba năm mà đã nhiều lần nghe Chúa báo trước về việc Người sẽ chịu chết rồi sẽ sống lại, thế mà các Tông Đồ Chúa vẫn không tin đến nỗi Chúa hiện mà các ông tưởng là ma, và thánh Tô-ma còn cứng lòng đến nỗi khi các môn đệ khác thuật lại việc Chúa hiện ra khi ông vắng mặt mà ông từng nói: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin." Rồi khi đã tận mắt thấy Chúa thì ông tuyên xưng: "Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con !" Và ngay cả khi sắp từ giã các môn đệ Chúa hiện ra với các ngài, thánh Mat-thêu viết: "Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi." Vậy thì với chúng ta cho đến nay đã hai ngàn năm nhất là những người chỉ nghe nói vu vơ hoặc chỉ đọc sơ sài qua sách vở thì khó mà tin.
                 Nhung tất cả những việc về Thiên Chúa, về Đức Chúa Giê-su Ky-tô, về Giáo Hội của Chúa Giê-su Ky-tô mà muốn hiểu, muốn tin đều phải nhờ bởi ơn Chúa: "Không ai biết rõ Chúa Cha ngoại trừ Người Con và những kẻ Người Con muốn mặc khải cho." Và Ga 6, 45: "Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Cha thì sẽ đến với Ta." Cho nên việc tin Chúa Giê-su Ky-tô sống lại từ cõi chết là một trong những điều cốt lõi để nhận ra Chúa Giê-su Ky-tô là Thiên Chúa thì phải được Chúa mặc khải nghĩa là phải được ơn Chúa.
                 Lc 10, 21: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha." Cho nên những người đàn bà trong thân phận "bé mọn" đã được thấy Chúa trước tiên không phải tình cờ mà họ có CÔNG PHÚC  lớn lao của việc tin Chúa, theo Chúa, tuân nghe Lời Chúa, bỏ tiên bỏ của cung phụng Chúa, nấu nướng chăm sóc Chúa và sau cùng đã khóc thương Chúa khi Người bị bắt trói, bị đánh đòn, phải chịu đội mạo gai, bị lên án tử hình, theo Chúa vác thập giá lên đồi tử nạn, đau đớn khóc thương chứng kiến Chúa chịu đóng đanh chân tay vào thâp già, khóc thương Chúa ba giờ quằn quại đau đớn cho tới cái chết khô máu trên thập giá, chứng kiến việc tháo đinh và táng xác Chúa, và sau nữa là ra mồ từ sáng sớm để xức dầu thi thể Chúa.
                Nhóm người thứ hai dược tận mắt thấy Chúa sau khi Người sống lại là mười một Tông Đồ, các người này có CÔNG PHÚC vì đã bỏ cha mẹ, anh em, con cái, của cải ruộng nương mà theo Chúa, đã được Chúa dạy dỗ, từng tuân giữ các huấn thị, và cùng ăn cùng ở cùng làm việc với Người.
                 Chỉ có hai nhóm người này thôi, không ai khác được tận mắt thấy Chúa, cho nên có sự ngờ vực rằng: Tại sao Chúa không hiện ra cùng toàn dân thiên hạ?
               Khi Chúa Gie-su còn trong thời kỳ Người rao giảng thì người tốt lành kẻ tội lỗi và cả những kẻ dữ tợn ác độc muốn hãm hại muốn thủ tiêu Chúa dều có thể mặt đối mặt với Người, nhưng sau khi Chúa Giê-su phục sinh thì hoàn toàn khác vì Người đã "Về cùng Cha" tức là Người đã trở về với ngôi vị NGÔI HAI THIÊN CHÚA vô cùng cao trọng hiển linh như khi Chúa hiện ra với mười một Tông Đồ trong lúc các cửa nhà đều đóng kín, cũng như Chúa hiện ra với hai Tông Đồ trên đường về Emau mà họ không thể nhận ra Người, cho nên những người được gặp Chúa sau khi Người từ cõi chết sống lại không phải tình cờ mà là những người đã đươc tuyển chọn.
               Mười Tông Đồ đã được gặp Chúa sau khi Người sống lại dù đã có công phúc vì đã bỏ mọi sự mà theo Chúa nhưng đã đều phải chết cực hình đau đớn để ĐỀN BÙ việc hưởng PHƯỚC được tận mắt thấy Chúa. Riêng thánh Gio-an và các phụ nữ dù cũng thấy Chúa tận mắt sau khi Người sống lại mà không phải chết cực hình đau đớn vì họ đã có CÔNG PHÚC của việc đã đứng dưới chân Thánh Giá, cùng đau đớn cùng chết với Chúa rồi. Vậy thì các Tông Đồ vừa được PHƯỚC đổ máu để làm chứng việc Chúa sống lại vừa đền bù cho cái PHƯỚC được thấy Chúa Giê-su tận mắt sau khi Người sống lại. Tóm lại là chỉ có các Tông Đồ và một vài người thân của Chúa được phước thấy Chúa sau khi Người sống lại và kể cho chúng ta nghe, vậy họ đáng tin ở điểm nào?
               Điểm đáng tin đầu tiên chính là họ đã nhát đảm trốn chạy khi Chúa bị bắt thế mà sau đó đã dũng cảm tuyên xưng Chúa Giê-su phục sinh bất chấp bị đe dọa, bị đánh đâp, bị bắt bớ tù đày, giết chóc. Đáng tin là thánh Phê-rô tửng ba lần chối thầy vì nhát đảm sợ hãi mà giờ lại đứng giữa hàng ngàn người mà tuyên xưng Chúa sống lại. Đáng tin khi hai môn đệ Chúa đi về Ê-mau với tâm trạng hoang mang chán chường hoàn toàn muốn bỏ cuộc, thế mà các ông bật dậy trở về Giê-ru-sa-lem để báo tin Chúa phục sinh. Đáng tin vì thánh Tô-ma đã thốt lên: "Lạy Chúa tôi ! Lạy Thiên Chúa của tôi !" Mà tám ngày trước ông từng cãi sống cãi chết không chịu tin Chúa đã sống lại.
               Điểm đáng tin thứ hai là các ông không ai có tài có trí, không ai làm kinh sư, luật sĩ hay biệt phái, vậy mà các ông đã trở thành những nhà thông luât hùng biện rao giảng đến đâu người ta tin theo đến đó.
               Điểm đáng tin thứ ba là người Do-thái luôn tự hào là con cháu ông Abraham, luôn cậy họ có luật Mô-sê vô cùng nghiêm minh chính trực không thể có giáo lý nào có thể sánh ví, cho nên chỉ Chúa Giê-su đã sống lại mới khiến các Tông Đồ can đảm mạnh mẽ loan báo Tin Mừng.                                     
 
        
                                                                                                
      



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chúng ta cậy trông khấn xin Đức Mẹ mà được những ơn cứu giúp rất lạ lùng phần hồn phần xác, và chúng ta thấy tỏ tường : gia đình, giáo xứ, địa phận, đất nước và cả Giáo Hội được Đức Mẹ che chở cho khỏi bao tai ương nguy khốn. Và rất nhiều người thuộc các tôn giáo khác cũng kính mến và kêu xin Đức Mẹ vì họ cũng được ơn cưú giúp. Vậy bởi lẽ nào mà Người có quyền năng cả thể làm vậy?
Chúng ta cậy trông khấn xin Đức Mẹ mà được những ơn cứu giúp rất lạ lùng phần hồn phần xác, và chúng ta thấy tỏ tường : gia đình, giáo xứ, địa phận, đất nước và cả Giáo Hội được Đức Mẹ che chở cho khỏi bao tai ương nguy khốn. Và rất nhiều người thuộc các tôn giáo khác cũng kính mến và kêu xin Đức Mẹ vì họ cũng được ơn cưú giúp. Vậy bởi lẽ nào mà Người có quyền năng cả thể làm vậy?
Có ai thấy hoặc đụng chạm sờ mó được linh hồn chưa? Có ai cảm nhận được chính linh hồn mình chưa?
Theo sách Sáng Thế, nếu tính dòng dõi từ thời Thiên Chúa tạo dựng trời đất cùng Adam E-và đến thời chúng ta thì chưa đầy mười ngàn năm, nhưng khoa học đã chứng minh rõ ràng: Vũ trụ đã hình thành gần mười lăm tỷ năm, sinh vật đã sinh sôi hàng tỷ năm, con người đã có dấu vết hàng triệu năm. Vậy câu chuyện A-dam E-và hiểu theo nghĩa thường là tổ phụ nhân loại thì thật là vô lý, phản khoa học. Còn "Tội tổ tông" là truyện con rắn dụ bà E-và nên hai ông bà cùng phạm tội ăn trái cấm rồi bị đuổi ra khỏi Eden, từ đó con cháu bị tội truyền mà mất hạnh phúc và phải chết, mà hiểu theo nghĩa thường thì càng thần thoại hoang đường hơn.
Theo sách Sáng Thế, nếu tính dòng dõi từ thời Thiên Chúa tạo dựng trời đất cùng Adam E-và đến thời chúng ta thì chưa đầy mười ngàn năm, nhưng khoa học đã chứng minh rõ ràng: Vũ trụ đã hình thành gần mười lăm tỷ năm, sinh vật đã sinh sôi hàng tỷ năm, con người đã có dấu vết hàng triệu năm. Vậy câu chuyện A-dam E-và hiểu theo nghĩa thường là tổ phụ nhân loại thì thật là vô lý, phản khoa học. Còn "Tội tổ tông" là truyện con rắn dụ bà E-và nên hai ông bà cùng phạm tội ăn trái cấm rồi bị đuổi ra khỏi Eden, từ đó con cháu bị tội truyền mà mất hạnh phúc và phải chết, mà hiểu theo nghĩa thường thì càng thần thoại hoang đường hơn.
Đoạn mở đầu sách Sáng Thế mô tả Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ và vạn vật trong vòng sáu ngày, đã từng là đề tài cho nhiều người nhạo báng chê bai: phản khoa học, không đúng tiến trình thời gian, chuyện hoang đường lẩm cẩm... . Người Đạo Chúa một số không để ý tới, có số cũng quan tâm nhưng cho rằng trí khôn mình chẳng thấm vào đâu, cứ vững tin Giáo Hội, vững tin nơi Chúa là đủ. Nhưng có số người thắc mắc nghĩ ngợi sinh buồn chán.
Đoạn mở đầu sách Sáng Thế mô tả Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ và vạn vật trong vòng sáu ngày, đã từng là đề tài cho nhiều người nhạo báng chê bai: phản khoa học, không đúng tiến trình thời gian, chuyện hoang đường lẩm cẩm... . Người Đạo Chúa một số không để ý tới, có số cũng quan tâm nhưng cho rằng trí khôn mình chẳng thấm vào đâu, cứ vững tin Giáo Hội, vững tin nơi Chúa là đủ. Nhưng có số người thắc mắc nghĩ ngợi sinh buồn chán.
Cũng như phần đầu của sách Sáng Thế, đoạn Kinh Thánh đầy thi vị mộng mơ này ần chứa những công việc vô cùng trọng đại của Thiên Chúa.
Phải hiểu Kinh Thánh mới biết Kinh Thánh vô cùng khoa hoc, mà chỉ được Thiên Chúa soi sáng mới hiểu được Kinh Thánh: Ga 6, 45: "Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết thảy mọi người phải được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Cha, thì sẽ đến với Ta"